“Hà Nội - Sức sống và Niềm tin” - Ứng dụng công nghệ trình chiếu trong triển lãm

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) -Triển lãm “Hà Nội - Sức sống và Niềm tin” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 8 - 22/10, nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Triển lãm sẽ giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc được chọn lọc từ bộ sưu tập mỹ thuật hiện đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, với chất liệu đa dạng, ngôn ngữ tạo hình phong phú, thể hiện sinh động, chân thực, thể hiện được sức sống, sức vươn lên của Thủ đô và niềm tin của nhân dân cả nước dành cho Hà Nội.

Tại đây, có nhiều tác phẩm của các họa sĩ nổi tiếng như: "Đánh chiếm Bắc Bộ phủ" (Trần Đình Thọ), "Chiến lũy Ngã Tư Sở" (Nguyễn Văn Tỵ), "Hà Nội năm 1947" (Công Văn Trung), "Thủ đô kháng chiến" (Nguyễn Quang Phòng), "Hà Nội đêm giải phóng" (Lê Thanh Đức), "Niềm vui giải phóng" (họa sĩ Trần Khánh Chương), "Phố Gia Ngư" (Bùi Xuân Phái), "Bác Hồ với công nhân xe lửa Gia Lâm" (Phạm Văn Lung)…

 “Hà Nội - Sức sống và Niềm tin” - Ứng dụng công nghệ trình chiếu trong triển lãm - ảnh 1
Tác phẩm "Hà Nội đêm giải phóng" (tác giả Lê Thanh Đức)

Trong số 70 tác phẩm này, có bức tranh "Phố Gia Ngư" của danh họa Bùi Xuân Phái sáng tác năm 1980 trên chất liệu sơn dầu. Tranh phố của Bùi Xuân Phái vừa cổ kính lại rất hiện thực, thể hiện rõ hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50, 60 hay 70. Các mảng màu trong tranh của danh họa Bùi Xuân Phái thường có đường viền đậm, từ bề mặt cho tới cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngắm tranh phố cổ của cố họa sĩ, người xem nhận thấy họa sĩ đã gửi gắm những kỷ niệm, những hoài cảm cùng nỗi buồn man mác, tiếc nuối bâng khuâng trên từng nét vẽ, như điềm báo về sự thay đổi của từng mái nhà, từng con người mang hồn phách xưa cũ.

Đặc biệt, triển lãm có sự kết hợp giữa trưng bày truyền thống và ứng dụng công nghệ trình chiếu số hiện đại, đồng thời có hoạt động in tranh khắc gỗ để đem đến trải nghiệm hấp dẫn cho công chúng yêu nghệ thuật.

Bên cạnh đó, vào lúc 9h30 thứ Bảy (ngày 12/10) sẽ diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề "Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm - người kết nối giá trị thẩm mỹ truyền thống với đương đại" tại không gian triển lãm.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Các “Anh trai say hi” thăm báo Nhân Dân, tìm hiểu về báo chí Cách mạng Việt Nam

Các “Anh trai say hi” thăm báo Nhân Dân, tìm hiểu về báo chí Cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) - Trưa 6/12, các nghệ sĩ chương trình “Anh trai say hi” đã đến thăm Báo Nhân Dân, tìm hiểu về báo chí cách mạng Việt Nam và giao lưu với bạn đọc trẻ của Báo Nhân Dân tại Trụ sở 71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trước sự chào đón nồng nhiệt của các khán giả trẻ đối với các “Anh trai say hi”, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết đây là lần đầu tiên Báo Nhân Dân có một sự kiện tràn ngập không khí trẻ trung, tưng bừng như vậy.
“Bí kíp” giáo dục con trẻ thiết thực, hiệu quả

“Bí kíp” giáo dục con trẻ thiết thực, hiệu quả

(PNTĐ) - Bộ sách "Gia tài cho con" của tác giả Mẹ Mít (Lê Thị Phương Lan) xuất sắc đoạt Giải C Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024 sau một năm xuất bản và được đông đảo bạn đọc đón nhận như một món quà về sự tử tế, nhân văn trong kết nối giữa các thành viên của một gia đình hạnh phúc.
Bảo vệ giá trị văn hóa làng xã ở Thủ đô

Bảo vệ giá trị văn hóa làng xã ở Thủ đô

(PNTĐ) - Làng Việt cổ truyền là một tế bào xã hội của người Việt. Mỗi ngôi làng đều có một truyền thống văn hóa riêng cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên, làng truyền thống ở Thủ đô hiện nay đang biến dạng trước những tác động của kinh tế, xã hội và của quá trình đô thị hóa khốc liệt. Bảo tồn các di sản văn hóa của làng Việt truyền thống trong bối cảnh xã hội chuyển biến ngày một phức tạp là một thách thức cần có những giải pháp tổng thể.