Hà Nội tiêu biểu cho cả nước trong phát triển văn hóa

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Thủ đô đã ra sức phấn đấu, tạo sự chuyển biến tích cực với những kết quả nổi bật.

Dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” tổ chức ngày 6/11 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội có Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; đại diện các Ban, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế.

Hà Nội tiêu biểu cho cả nước trong phát triển văn hóa - ảnh 1
Các đại biểu dự Hội nghị. 

Về phía đại biểu thành phố Hà Nội có: Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện Thành phố.

Nhiều thành tựu nổi bật

Theo báo cáo tại Hội nghị, trong 10 năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Thủ đô đã ra sức phấn đấu, tạo sự chuyển biến tích cực với những kết quả nổi bật. 

Thành ủy Hà Nội tiếp tục quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo những chủ trương, quan điểm về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam của Trung ương, kế thừa và phát huy tốt những thành tựu đạt được sau 15 năm Hà Nội thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII); khẳng định cách làm sáng tạo, hiệu quả và phù hợp với tình hình cụ thể của Hà Nội, từng bước đáp ứng yêu cầu cũng như xu thế của thời đại. Hà Nội đã cụ thể hóa bằng các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thiết thực. Đặc biệt, Thành phố quan tâm tới xây dựng chiến lược, tầm nhìn phát triển văn hóa phù hợp với xu thế của thời đại như việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; tham gia mạng lưới các  thành phố sáng tạo UNESCO.

Hà Nội tiêu biểu cho cả nước trong phát triển văn hóa - ảnh 2
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Tạ Quang Đông và Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trao Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy cho 10 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc.

Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo cụ thể hóa việc phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh được dư luận nhân dân đồng tình, ủng hộ. Trong đó Thành ủy đã ban hành Chỉ thị 11- CT/TU ngày 3/10/2012 của Thành ủy Hà Nội (khóa XV) về “Tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố Hà Nội”; ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/02/2024 “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; “Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội" và "Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố”; đưa vào giảng dạy bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”, “Giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương" trong nhà trường; và nhiều mô hình gia đình, làng, tổ dân phố, khu dân cư, đơn vị văn hóa được xây dựng góp phần thiết thực xây dựng nếp sống văn hóa Hà Nội.

Công tác quy hoạch và quản lý Nhà nước về văn hóa ngày càng đi vào nề nếp, từng bước nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý; chú trọng thể chế hóa, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động văn hóa, thu hút mạnh mẽ nhiều nguồn lực của xã hội tham gia vào tiến trình thúc đẩy quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Các phong trào quần chúng được phát động gắn với các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và phong trào xây dựng nông thôn mới thu hút đông đảo quần chúng tham gia, bước đầu hình thành nhiều mô hình về văn hóa và thể thao ở cơ sở. Công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa Hà Nội được chú trọng. Nhiều công trình văn hóa được đầu tư, tôn tạo và phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân Thủ đô.

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được Hà Nội đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô. Đây là một trong năm nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) được Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra, xác định đây là khâu đột phá trong thực hiện Chương trình 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2020-2025”.

Hà Nội tiêu biểu cho cả nước trong phát triển văn hóa - ảnh 3
Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Bùi Thế Đức và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết trao Bằng khen của UBND Thành phố cho  các tập thể có thành tích xuất sắc. 

Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo cụ thể hóa việc phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, được dư luận Nhân dân đồng tình, ủng hộ. Trong đó, Thành ủy đã ban hành Chỉ thị 11-CT/TU ngày 3/10/2012 của Thành ủy Hà Nội (khóa XV) về “Tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn TP Hà Nội”; ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/02/2024 “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; “Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội" và "Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố”; đưa vào giảng dạy bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”, “Giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương" trong nhà trường và nhiều mô hình gia đình, làng, tổ dân phố, khu dân cư, đơn vị văn hóa được xây dựng góp phần thiết thực xây dựng nếp sống văn hóa Hà Nội.

Đến nay, Thành phố đã phát hành hơn 30.000 sổ tay Quy tắc ứng xử; hàng nghìn tin, bài, chuyên trang, chuyên mục về việc thực hiện Quy tắc ứng xử được đăng tải; gần 40 cuộc tọa đàm, hội thi được tổ chức như Hội thi tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng thành phố Hà Nội. Việc thực hiện 2 quy tắc ứng xử văn hóa đã góp phần tích cực trong việc xây dựng, lan tỏa nếp sống thanh lịch, văn minh, bồi đắp và hoàn thiện nhân cách con người Thủ đô.

Công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa Hà Nội được chú trọng. Nhiều công trình văn hóa được đầu tư, tôn tạo và phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân Thủ đô. Hà Nội là đơn vị đi đầu trong cả nước tiến hành tổng kiểm kê, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể góp phần làm rõ hơn bản sắc văn hoá Thủ đô nghìn năm văn hiến. Việc củng cố xây dựng và hoàn thiện thể chế và chính sách văn hóa trên địa bàn Thành phố luôn được chú trọng.

Hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hóa giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế có nhiều khởi sắc. Công tác tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa của Hà Nội trên lĩnh vực thông tin đối ngoại có nhiều đổi mới, đạt hiệu quả cao. Công tác củng cố, xây dựng, phát triển hệ thống thông tin luôn được Thành phố tập trung chỉ đạo, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. 

Xác định tiềm năng, thế mạnh để phát triển

Tham luận tại hội nghị, các đại biểu đã làm rõ thêm các nội dung về “Đổi mới tư duy lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững Thủ đô”; “Vai trò xung kích của Đoàn thanh niên trong thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về "Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; “Giải pháp xây dựng mô hình hệ sinh thái học tập sáng tạo ở các cấp học trên địa bàn Thành phố Hà Nội”; “Phát triển các chương trình du lịch trải nghiệm tại di tích Nhà tù Hỏa Lò góp phần đưa lịch sử đến gần người dân Thủ đô”…

Hà Nội tiêu biểu cho cả nước trong phát triển văn hóa - ảnh 4
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại
Hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong khẳng định, văn hóa Thủ đô đóng góp vai trò quan trọng, không chỉ trực tiếp mà theo thời gian, nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng, ý nghĩa của văn hóa và phát triển con người của Hà Nội ngày càng sâu sắc, toàn diện, cập nhật xu thế phát triển của thế giới. Theo Phó Bí thư Thành ủy, nhận thức về phát huy văn hóa trong xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô đã được lãnh đạo Thành phố luôn quan tâm trong suốt 70 năm qua, đặc biệt, trong 40 năm đổi mới, trải qua 8 kỳ Đại hội liên tiếp, Thành ủy luôn có chương trình, kế hoạch về phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nội bên cạnh chương trình về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Khi có Nghị quyết 33-NQ/TW, Hà Nội đã triển khai nghiêm túc, vận dụng sáng tạo trên tinh thần nêu cao vai trò, trách nhiệm của Thủ đô. Cụ thể, đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, quyết sách như: ban hành 2 bộ tiêu chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; Hà Nội là địa phương mạnh dạn đưa môn giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh của người Hà Nội vào hệ thống giáo dục phổ thông, trong đó có nội dung Hà Nội học vào các nhà trường, đưa thí điểm sân khấu vào học đường để giáo dục học sinh. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/2/2022 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng chỉ ra những hạn chế trong quá trinh thực hiện Nghị quyết. Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực nhưng chưa đồng đều giữa các địa phương. Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố, Sở Văn hóa - Thể thao, các sở, ban, ngành của Thành phố quan tâm lãnh đạo để sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Phải xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội thực sự tiêu biểu cho văn hóa cả nước với việc triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp rất quan trọng về phát triển văn hóa, con người.  

Hà Nội tiêu biểu cho cả nước trong phát triển văn hóa - ảnh 5
Trao Bằng khen của UBND Thành phố cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. 

Tiếp tục rà soát, bổ sung quan điểm, tư tưởng, định hướng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người trên cơ sở những kết quả đã đạt được của các cơ quan, đơn vị, địa phương để các quận, huyện, thị xã, các ngành cập nhật vào quy hoạch của ngành mình. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa theo hướng liên thông và tích hợp thành hệ thống. Phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa. Đẩy mạnh nghiên cứu và thử nghiệm các chính sách mới liên quan đến vấn đề văn hóa. Tiếp tục đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục...

Trong dịp này, Ban Thường vụ Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

“Bí kíp” giáo dục con trẻ thiết thực, hiệu quả

“Bí kíp” giáo dục con trẻ thiết thực, hiệu quả

(PNTĐ) - Bộ sách "Gia tài cho con" của tác giả Mẹ Mít (Lê Thị Phương Lan) xuất sắc đoạt Giải C Giải thưởng sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024 sau một năm xuất bản và được đông đảo bạn đọc đón nhận như một món quà về sự tử tế, nhân văn trong kết nối giữa các thành viên của một gia đình hạnh phúc.
Bảo vệ giá trị văn hóa làng xã ở Thủ đô

Bảo vệ giá trị văn hóa làng xã ở Thủ đô

(PNTĐ) - Làng Việt cổ truyền là một tế bào xã hội của người Việt. Mỗi ngôi làng đều có một truyền thống văn hóa riêng cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên, làng truyền thống ở Thủ đô hiện nay đang biến dạng trước những tác động của kinh tế, xã hội và của quá trình đô thị hóa khốc liệt. Bảo tồn các di sản văn hóa của làng Việt truyền thống trong bối cảnh xã hội chuyển biến ngày một phức tạp là một thách thức cần có những giải pháp tổng thể.
'Giấc mơ Chí Phèo' - nhạc kịch đầu tiên được cảm tác từ văn học

'Giấc mơ Chí Phèo' - nhạc kịch đầu tiên được cảm tác từ văn học

(PNTĐ) - Với loại hình nhạc kịch thì văn học là một “mỏ vàng” màu mỡ. Và “Giấc mơ Chí Phèo” - vở kịch đầu tiên được cảm tác từ truyện ngắn của nhà văn Nam Cao. Một vở nhạc kịch Broadway thuần Việt, từ kịch bản đến âm nhạc và ê-kíp thực hiện, hy vọng sẽ chinh phục được khán giả Việt. Đó cũng là cách mà các nghệ sĩ đang hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch Việt.
“Đêm Trúc Bạch” - Sản phẩm mới du lịch của Thủ đô

“Đêm Trúc Bạch” - Sản phẩm mới du lịch của Thủ đô

(PNTĐ) - Tối 29/11, tại không gian Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã (Ba Đình), Sở Du lịch Hà Nội và UBND quận Ba Đình khai mạc chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội 2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn; Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến cùng đại diện các ban, ngành Trung ương và sở, ngành thành phố Hà Nội đã đến dự và nhấn nút khai mạc.