Hình tượng Yokai và công nghiệp văn hóa của Nhật Bản

ANH HOA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhật Bản là một quốc gia điển hình của việc biến những chất liệu văn hoá sẵn có thành thương mại và phát hành ra toàn cầu. Đây là điều đáng học hỏi về lĩnh vực “công nghiệp văn hoá”.

Trong khuôn khổ chương trình giới thiệu cuốn sách Bách Quỷ Dạ Hành do NXB Hội Nhà văn phát hành đầu năm nay đã diễn ra tọa đàm "Ma quỷ và Sinh vật huyền thoại trong Văn hoá Nhật Bản". Toạ đàm có sự tham gia của Th.S Lê Quang Vũ (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) và nhà văn Đức Anh - đại diện của Linh Lan Books. Tại buổi tọa đàm diễn ra ở Hà Nội, các diễn giả đã chia sẻ về khái niệm và lịch sử “Yokai” (tức yêu quái Nhật Bản), một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản, đồng thời so sánh nó với các khái niệm tương tự trong các nền văn hóa khác.

Hình tượng Yokai và công nghiệp văn hóa của Nhật Bản - ảnh 1
Các diễn giả tại toạ đàm: nhà văn Đức Anh (trái) và Th.S Lê Quang Vũ (phải)

Yokai (yêu quái) là thuật ngữ ám chỉ toàn bộ các tinh linh và sinh vật, vật thể siêu nhiên trong truyền thuyết dân gian Nhật Bản. Chúng có sức mạnh siêu nhiên, có thể biến hình, đi lại trong đêm, có thể ban phúc giáng hoạ. 

Bài nói của Th.S Lê Quang Vũ khám phá sâu rộng về hàm nghĩa phức tạp của Yokai. Th.S Lê Quang Vũ cho biết: “Yokai (Yêu quái Nhật Bản) mang hơi thở của từng thời đại nó trải qua. Thời cổ cuộc sống mong manh hình tượng Yokai hung ác, thời hiện đại cuộc sống hoà bình thì hình tượng dễ thương. Nó phản ánh sự biến thiên thời cuộc, biểu hiện cho sự sáng tạo vô tận của con người. Yokai phục vụ mục đích thương mại trong các buổi biểu diễn, lễ hội văn hoá, xuất bản phẩm văn hóa. Thương mại là một cách để phát triển văn hoá Nhật Bản theo nhu cầu thực tế”.

Hình tượng Yokai và công nghiệp văn hóa của Nhật Bản - ảnh 2
Bìa sách Bách Quỷ Dạ Hành (NXB Hội Nhà Văn 2024)

Theo nhà văn Đức Anh, Nhật Bản là một quốc gia điển hình của việc biến những chất liệu văn hoá sẵn có thành thương mại và phát hành ra toàn cầu. Đây là điều đáng học hỏi về lĩnh vực “công nghiệp văn hoá”.

Khi được hỏi về sự khác biệt của ma quỷ Nhật Bản so với các nước Á Đông như Việt Nam, diễn giả cho biết: “Về cơ bản ma quỷ Nhật Bản đa dạng và đại diện cho các tầng lớp xã hội khác nhau của quốc gia này, được ghi chép, minh hoạ cẩn thận qua nhiều thời kỳ. Nó đến từ nhu cầu thưởng thức của các tầng lớp có địa vị, của cải dư dả trong xã hội và từ lâu trở thành yếu tố đóng góp sâu sắc vào các loại hình nghệ thuật. Tầng lớp thị dân xứ Phù Tang thoát khỏi cuộc sống bần hàn, bệnh tật, tăm tối nơi làng quê nơi con người còn sợ hãi, lo âu vào cuộc sống nơi Yokai là sự cảnh báo cho con người sự tàn khốc của tự nhiên. Ở đô thị họ thoát khỏi nỗi sợ đó. Trong khi ma quỷ Việt Nam gần như chỉ xuất hiện trong truyện truyền miệng dân gian”.

Toạ đàm cũng giới thiệu dự án xuất bản “Bách Quỷ Dạ Hành”, là một tổng tập gồm nhiều loài ma quái, hiện tượng tâm linh ở Nhật Bản, với tranh vẽ của Toriyama thế kỷ 18. Nhà văn Đức Anh cho biết: “Quay trở lại với tác phẩm Bách quỷ dạ hành, một bộ phận độc giả Việt Nam, nhất là thanh thiếu niên vốn không lạ lẫm với hình ảnh các Yokai trong nhiều sản phẩm như trò chơi điện tử, truyện tranh (Manga), phim hoạt hình (Anime), tranh ảnh, các sản phẩm thương mại của Nhật Bản... Nhưng tất cả đều chỉ là những sự “gặp gỡ văn hoá” đơn lẻ và rời rạc, không hệ thống và không đầy đủ.. Cho nên, việc biên soạn và ra mắt cuốn Bách quỷ dạ hành là hành động thiết thực để đáp ứng nhu cầu nêu trên đồng thời cũng là dịp giới thiệu với công chúng và độc giả Việt Nam một công trình đầy đủ, một cuốn “từ điển bách khoa” về thế giới u linh Nhật Bản hoàn thiện”.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.