“Hội chứng” e ngại... tượng đài

Chia sẻ

Những ngày đầu tháng 5, hai dự án xây dựng tượng đài bỗng chốc trở thành tâm điểm của dư luận, dù chỉ là những tượng đài… cấp huyện. Đó là tượng đài Bà Triệu với kinh phí 20 tỷ đồng tại khu công viên quảng trường trung tâm huyện Yên Định (Thanh Hóa) và tượng đài Chiến thắng Khâm Đức với kinh phí khoảng 14 tỷ đồng của huyện Phước Sơn (Quảng Nam).

Tượng đài Chiến thắng Khâm Đức với kinh phí khoảng 14 tỷ đồng của huyện Phước Sơn (Quảng Nam)Tượng đài Chiến thắng Khâm Đức với kinh phí khoảng 14 tỷ đồng của huyện Phước Sơn (Quảng Nam)

Thực ra, so với những dự án công trình/cụm công trình tượng đài “trăm tỷ”, hay thậm chí ngàn tỷ khác, thì những dự án một hai chục tỷ nói trên chưa thấm vào đâu, ít nhất là về quy mô đầu tư. Nhưng chúng trở thành nỗi bức xúc của dư luận bởi hai dự án xây dựng tượng đài ấy đều ở huyện nghèo.

Từ trước tới nay, mỗi khi có công trình tượng đài ở khắp cả nước, dư luận lại dành sự “quan tâm” rất lớn, vì sao vậy? Phải chăng xây dựng tượng đài là… chơi sang, là đầu tư không cần thiết?

Còn nhớ trước đây, câu chuyện một địa phương tuyên bố không bắn pháo hoa để tiết kiệm tiền tỷ cho dân nghèo. Trong cuộc tranh luận nên hay không nên bắn pháo hoa dịp ngày đó, tôi nhớ nhất một ý kiến trên báo chí ủng hộ việc tiêu tốn tiền tỷ bắn pháo hoa bằng một triết lý khiến cá nhân tôi giật mình: người nghèo cũng cần pháo hoa!

Ý kiến này không phải không có lý. Tại sao nhiều người cứ nghĩ rằng người nghèo thì chỉ cần cơm ăn, áo mặc, các chương trình từ thiện? Người nghèo cũng cần các niềm vui tinh thần để làm động lực cho cuộc sống, để vươn lên thoát nghèo.

Nhưng giữa nhu cầu tinh thần và vật chất luôn cần một sự hài hòa và thiết thực. Nếu bắn pháo hoa mang lại cho đông đảo người dân, kể cả người vô gia cư niềm hân hoan bất tận trong dịp năm mới, thì đáp ứng nhu cầu ấy cũng là cần thiết. Vấn đề là tổ chức bắn pháo hoa ở những đâu, với quy mô tầm mức như thế nào…

Cũng tương tự như vậy, xây dựng tượng đài, hay các công trình văn hóa nghệ thuật, xét về bản chất là việc làm đáng hoan nghênh, để đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân, trong đó có nhu cầu giáo dục, tìm hiểu lịch sử, truyền thống. Vấn đề là tính cấp thiết của công trình ấy ra sao, và chất lượng mỹ thuật thế nào?
Nếu tiếp cận các dự án tượng đài như vậy, chúng ta sẽ không đi từ thái cực này tới thái cực khác, cụ thể là không ồ ạt xây dựng tượng đài, nhưng cũng không hễ thấy dự án tượng đài là phản đối với lý do “người nghèo”, “huyện nghèo”…

Phải thấy rằng, ở những huyện còn nghèo, thì tính cấp thiết của công trình là điều cần phải cân nhắc hết sức kỹ càng, nhất là trong bối cảnh cuộc sống của nhiều tầng lớp nhân dân đang hết sức khó khăn do đại dịch Covid-19. Mọi sự chi tiêu đều phải tính toán để trước hết ổn định đời sống nhân dân và hồi phục sản xuất kinh doanh.

Nhưng ngay cả khi khó khăn qua đi, việc xây dựng các công trình văn hóa nghệ thuật cũng là cả một bài toán nan giải, không chỉ là chuyện tốn kém tiền tỷ, mà chính là về giá trị thẩm mỹ của công trình. Hệ thống tượng đài của nước ta được đánh giá là vô cùng đồ sộ, đầu tư với biết bao công sức tiền bạc của nhân dân, nhưng giá trị mỹ thuật lại là một dấu hỏi lớn, thậm chí vẫn đang tồn tại những tượng đài vừa kém cỏi về mặt thẩm mỹ, vừa xuống cấp về mặt chất lượng, mà không dễ gì tu bổ lại càng khó khăn trong việc… di dời hay đập đi. Lãng phí về mặt tiền bạc là một chuyện. Lãng phí về mặt thẩm mỹ mới là chuyện lâu dài. Đó là chưa kể những tiêu cực xung quanh các công trình tượng đài không phải là chưa từng xảy ra.

Để phòng chống những nguy cơ đó, phải bắt đầu từ việc quy hoạch hệ thống tượng đài; tạo cơ chế, quy trình để tuyển chọn được những mẫu tượng đài tốt, có giá trị mỹ thuật cao; đào tạo đội ngũ thi công; đến việc tăng cường quản lý đầu tư xây dựng để các công trình tượng đài để đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, tránh thất thoát lãng phí…Đặc biệt cần tăng cường xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư cho văn hóa thông qua loại hình tượng đài và các công trình mỹ thuật hoành tráng khác. Bài học của hai huyện nghèo đòi xây tượng đài giữa mùa Covid-19 cũng là bài học lớn cho các địa phương khác đang có “khát vọng” xây tượng đài nhiều tỷ đồng.

MỸ NGUYỄN

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.