Hướng đến mùa trẩy hội thích ứng, an toàn

Chia sẻ

Tính đến thời điểm hiện nay, tại Hà Nội và hầu hết các địa phương lân cận, các di tích- danh thắng đều đã mở cửa trở lại, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái, một diện mạo hồi sinh mới mẻ, sôi động mang đến nhiều cảm xúc đầu xuân mới.

Sau khi mở cửa trở lại vào ngày 16/2, theo thông tin từ Ban Quản lý di tích chùa Hương, đến thời điểm hiện tại, lượng khách trẩy hội chùa Hương không quá đông, cơ bản đều chấp hành tốt các yêu cầu về phòng chống dịch, hướng đến mục tiêu xây dựng “Chùa Hương là điểm đến an toàn, văn minh và thân thiện” theo mục tiêu đề ra của huyện Mỹ Đức.

Cùng với chùa Hương, hàng loạt di tích trên địa bàn Hà Nội đã đồng loạt mở cửa trở lại, đón hàng vạn du khách trong tháng đầu xuân. Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng ban Quản lý Di tích và rừng quốc gia Yên Tử cho biết, bên cạnh việc tuyên truyền tới du khách, Ban quản lý di tích cử nhân viên trực tại các điểm thường xuyên nhắc nhở bà con.

Đền Trần năm nay không tổ chức khai ấn để đảm bảo an toàn, chỉ đón khách đến chiêm báiĐền Trần năm nay không tổ chức khai ấn để đảm bảo an toàn, chỉ đón khách đến chiêm bái

Nhiều khi du khách leo núi mệt thường bỏ khẩu trang, vì thế lực lượng túc trực đều nhắc nhở bà con tuân thủ đeo khẩu trang, khử khuẩn, đảm bảo giãn cách… Theo Ban quản lý, lễ khai hội Yên Tử năm nay cũng hạn chế số lượng người bảo đảm quy định phòng, chống dịch Covid-19. Năm nay, các nghi thức dâng hương, lễ Phật, đóng dấu thiêng Yên Tử vẫn diễn ra đầy đủ, ngắn gọn và trang nghiêm, tuân thủ nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế.

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh, hiện nay, các di tích, cơ sở tôn giáo tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh đều đón khách tham quan và đảm bảo an toàn phòng dịch, hướng tới mục tiêu đón 10 triệu lượt khách trong năm 2022.

Tại một điểm di tích lớn khác là đền Trần (Phường Lộc Vượng, TP. Nam Định), năm nay tỉnh Nam Định tiếp tục không tổ chức Lễ hội khai ấn đền Trần để đảm bảo công tác phòng chống dịch. Trong 2 ngày 14 và ngày Rằm tháng Giêng, đền Trần đóng cửa, không đón tiếp khách. Năm nay dọc đường vào di tích, quang cảnh thoáng đãng, công tác tuyên truyền được thực hiện từ sớm nên nhiều người dân đã không về đền vào thời điểm khai ấn tối 14, rạng sáng ngày Rằm như nhiều năm trước.

Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban quản lý Khu di tích lịch sử - văn hóa đền Trần - chùa Tháp thông tin, dù không tổ chức lễ khai ấn nhưng các hoạt động nghi lễ truyền thống vẫn được UBND TP. Nam Định cho phép nhà đền tổ chức với quy mô nội bộ, không có khách mời. Trong đêm 14, các nghi lễ truyền thống đã được các bậc cao niên trang trọng tổ chức. Sân đền vắng lặng, trong bầu không khí linh thiêng. Việc phát lộc ấn được bắt đầu từ sáng ngày Rằm tháng Giêng, dành cho các khách đã đăng ký từ trước và tại khu vực riêng, có lối đi riêng, với các điều kiện bảo đảm phòng chống dịch nghiêm ngặt.

Về công tác phòng chống dịch, đảm bảo an toàn cho nhân dân và du khách, Ban quản lý di tích đền Trần và nhà đền đã chia 2 ca túc trực ngày đêm để nhắc nhở, hỗ trợ người dân, du khách thực hiện đầy đủ các quy định về phòng chống dịch.

Tại Phủ Chính Tiên Hương (Quần thể di tích Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), thủ nhang Trần Thị Huệ cho biết, năm nay lượng khách không đông, công tác phòng chống dịch luôn được đảm bảo. Nhìn chung, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và các di tích, lễ hội trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong điều kiện thích ứng, an toàn đang xây dựng được tâm lý an tâm cho người dân, hướng đến mùa lễ hội bình an, an toàn.

BẢO THANH

Tin cùng chuyên mục

Xuất bản song ngữ 5 thứ tiếng bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”

Xuất bản song ngữ 5 thứ tiếng bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”

(PNTĐ) - Vừa qua, tại tỉnh Điện Biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ra mắt, giới thiệu bộ sách 6 cuốn Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân (tiếng Việt và song ngữ gồm 5 ngoại ngữ: Việt - Anh, Việt - Pháp, Việt - Tây Ban Nha, Việt - Trung, Việt - Ả rập) nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.