Hương mùi già chiều 30 Tết

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Có một phong tục đẹp của người dân Việt, ấy chính là vào ngày 30 Tết, rất nhiều người đi chợ sắm Tết đều mua một loại cây không phải mang về để cắm bình trang trí mà là dùng để nấu nước tắm. Phong tục ấy được gọi là “tắm tất niên” bằng cây mùi già, nhằm tẩy trần những vướng bụi trong năm cũ để chào đón một năm mới mạnh khỏe, may mắn, an lành.

Cứ mỗi độ chuẩn bị đón Tết Nguyên đán là những gánh, những chiếc xe đạp, xe máy đầy ắp mùi già lại xuất hiện trong các phiên chợ Tết ở làng quê và nhiều ngõ ngách nơi phố thị. 

Hương mùi già chiều 30 Tết - ảnh 1
Mùi già thường được bán trong những buổi chợ cuối năm cho nên cứ thấy mùi già là thấy Tết.

Có một phong tục đẹp của người dân ở nhiều tỉnh, thành miền Bắc là vào ngày 30 Tết, rất nhiều người đi chợ sắm Tết đều mua một loại cây hoa không phải mang về để cắm bình trang trí nhà cửa đón Xuân mà là dùng để nấu nước tắm.

Hương mùi già chiều 30 Tết - ảnh 2
Mùi già để nấu nước tắm

Theo quan niệm dân gian, khi tắm nước lá mùi này, mọi vận đen đủi, buồn phiền lo lắng trong năm cũ được gột bỏ, sẵn sàng bắt đầu một năm mới với những điều tươi mới, may mắn hơn.

Hương mùi già chiều 30 Tết - ảnh 3
Những chiếc xe chở  mùi già đi bán

Chợ ngày Tết, giữa bạt ngàn những loại hoa, đào, quất, rau củ quả, thịt, dưa hành… là những chiếc xe đạp của các bà, các cô chở những bó mùi già đi bán. Chỉ cần hai bó mùi già nho nhỏ thì khi nồi nước sôi đã bốc hương thơm lừng, ấm áp, tinh khiết, nhẹ nhàng lan tỏa khắp nhà.
Ai đã một lần tắm nước lá mùi chắc hẳn sẽ không thể nào quên được mùi hương thơm thần tiên. Cây mùi được chọn để nấu nước tắm phải là loại mùi già đã trổ hoa, kết trái, thân cây đã chuyển từ màu xanh sang nâu tía thì khi đun lên mới cho mùi thơm ngan ngát, cay cay, rất riêng biệt. 
Vào những ngày cuối năm tất bật háo hức chờ Tết đến, chẳng có gì xao xuyến hơn hương thơm của lá mùi già thanh tao mà ấm áp báo hiệu Tết đã đến rất gần.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.