Hương vị ẩm thực Hà Thành qua những trang sách

Chia sẻ

Trong dòng chảy văn chương về đề tài ẩm thực, từ lâu, đã có những tác phẩm viết về món ngon Hà Nội rất đa dạng, được thể hiện bởi nhiều cây bút tài hoa bậc nhất văn đàn Việt Nam. Gần đây, mạch văn này được tiếp nối, đưa tới độc giả những giá trị về thẩm mỹ tinh tế trong ẩm thực, trong văn hóa của vùng đất ngàn năm văn hiến.

Nhiều tác phẩm viết về ẩm thực Hà Nội được ra mắt độc giả Ảnh: IntNhiều tác phẩm viết về ẩm thực Hà Nội được ra mắt độc giả Ảnh: Int
Vũ Bằng với “Thương nhớ mười hai”, “Miếng ngon Hà Nội”; Thạch Lam với “Hà Nội băm sáu phố phường”; Nguyễn Tuân với “Cảnh sắc và hương vị đất nước”, “Vang bóng một thời”; Băng Sơn với “Thú ăn chơi người Hà Nội”; Nguyễn Hà với “Hà Thành hương và vị”… từ lâu vẫn là những tác phẩm viết về ẩm thực Hà Nội quen thuộc với độc giả. Tuy nhiên, trước những “cái bóng” quá lớn ấy, vài thập kỷ gần đây, dường như số lượng tác phẩm văn chương viết về ẩm thực Hà Nội bỗng “chững lại”.

Rất may, gần đây, độc giả lại được gặp lại hương vị món ăn Thủ đô khi đọc “Ngồi lê Đôi mách với Hà Nội” của tác giả Đỗ Phấn, Nguyễn Ngọc Tiến với “Phố phở phố có nhà to”, “Ăn phở rất khó thấy ngon” của nhà văn Nguyễn Trương Quý...

Đầu năm 2021, cuốn sách “Hà Thành hương xưa vị cũ” đã được ấn hành, mang tới những khảo nghiệm thú vị về văn hóa ẩm thực Hà Thành của một người Hà Nội gốc – nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung. Những bài viết được tác giả tuyển chọn và biên tập những bài báo tâm đắc nhất trong suốt 40 năm công tác với một ý niệm là đề cao, tôn vinh, phát huy nét đẹp văn hóa ẩm thực Hà Nội.

Cũng là người con Hà Nội, sau gần 30 năm quan sát, nghiền ngẫm, tác giả Trần Chiến cho ra mắt “A đây rồi, Hà Nội 7 món”. Ở đó, Hà Nội được ông vẽ lại với nhiều màu sắc, hình ảnh, từ nét đẹp con người đến ẩm thực giữa lòng Thủ đô. Tác phẩm đã mang lại Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2015 cho nhà văn, nhà báo Trần Chiến.

Nhà văn Uông Triều cũng đã cho ra mắt tập tản văn “Hà Nội, quán xá phố phường”. Không chỉ giới thiệu đến bạn đọc những quán ăn ngon, bởi với tác giả, ăn hàng ở Hà Nội là một trải nghiệm không chỉ riêng về ẩm thực. Trong từng bát bún đầy đặn những cá và hành hoa, rau cần hay chỉ là chiếc bánh rán con con được mua ở gánh hàng rong cũng mang trong mình những câu chuyện thú vị về văn hóa... Viết về Hà Nội, tác giả cũng đưa vào trang văn những cảm nhận riêng về mảnh đất con người, phố phường, tư liệu về địa chí qua các thời kỳ, từ đó người đọc cảm thấy như đang thâu tóm được những lát cắt dọc về lịch sử của mảnh đất này...

Nhiều tác phẩm khác, như tùy bút ẩm thực ''Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa’’ và ''Nửa vòng trái đất uống một ly trà’’ của nữ nhà văn Di Li, rồi “Mùi của ký ức” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều... cũng đã được ra mắt gần đây, trong đó, ẩm thực Hà Nội chiếm một vị trí trân trọng nhất, đong đầy hồi ức tuyệt đẹp về nơi tác giả đã sinh ra và lớn lên.

Tác giả “Hà Thành hương xưa vị cũ” Vũ Thị Tuyết Nhung cho rằng: Ẩm thực Hà Thành mang một phong vị riêng biệt, ẩn chứa chiều sâu văn hóa, tư tưởng, nếp sống. Thực ra, rất nhiều món ăn Hà Nội là những món từ những nơi khác mang về nhưng sau khi được người Hà Nội chế biến, gia giảm một cách cầu kỳ, tinh tế thì nó lại mang phong vị của một món ăn rất riêng, rất đặc biệt. Ở đó thể hiện sự tài khéo của những phụ nữ Hà thành, thể hiện tinh thần sống của người Tràng An...

Có thể thấy, những trang viết tinh hoa nhất về món ăn, văn hóa ẩm thực của người Hà Nội đã thể hiện đặc trưng, nét trội của văn hóa đất kinh kỳ. Thanh lịch từ cách chế biến, trình bày đến thưởng thức, văn hóa ẩm thực Hà Nội đã góp phần quan trọng trong việc hình thành xúc cảm, thi hứng sáng tác của các nhà văn. Ở chiều ngược lại các nhà văn cũng đã dành nhiều tâm huyết trong việc lưu giữ và truyền tải mỹ cảm ẩm thực Hà Nội trong văn chương nâng tầm phổ quát cho món ngon Hà Nội, sự thanh lịch Hà Nội.

HÒA BÌNH

 

Tin cùng chuyên mục

Nữ GenZ với mong muốn mang tài năng của mình giúp ích cho cuộc đời

Nữ GenZ với mong muốn mang tài năng của mình giúp ích cho cuộc đời

(PNTĐ) - Lọt vào top 25 Hoa hậu Thế giới Việt Nam và là Hoa hậu tuổi teen châu Á năm 2019, nhưng Phan Anh Thư không bước chân vào làng giải trí mà theo đuổi con đường hội họa, trở thành họa sĩ trẻ. Cô từng chia sẻ: "Tôi nghĩ mình có nhiều con đường để đạt được mục đích sau cùng. Tuy nhiên con đường tôi cảm thấy tốt nhất, hạnh phúc nhất là vẽ tranh, làm việc góp sức cho cộng đồng".
Minh chứng về sự kế thừa thành công của gia đình truyền thống nghệ thuật

Minh chứng về sự kế thừa thành công của gia đình truyền thống nghệ thuật

(PNTĐ) - Từ 20-25/4/2024, 100 tác phẩm hội hoạ đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến sẽ được trưng bày tại triển lãm “Kỷ niệm và trải nghiệm: 100 tác phẩm nghệ thuật từ họa sĩ Văn Chiến”. Đây không chỉ là một triển lãm sưu tầm các bức tranh, tác phẩm nghệ thuật như thông thường, mà còn là buổi triển lãm được đúc kết từ khát vọng tôn vinh di sản nghệ thuật của cha, cũng như gìn giữ giá trị văn hoá.
Khi “Mỗi đứa trẻ là một triết gia“

Khi “Mỗi đứa trẻ là một triết gia“

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024, nhân dịp bộ sách "Thưởng thức triết học" ra mắt độc giả Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng và Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách với chủ đề "Mỗi đứa trẻ là một triết gia".