Huyền Trang và “nốt lặng” khiến khán giả rưng rưng, dâng trào cảm xúc khi hát về Bác Hồ

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là Hồ Chí Minh” diễn ra ngày 18/5 vừa qua tại Quảng trường Ba Đình (quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, phần thể hiện của sao mai Huyền Trang đã gây xúc động mạnh cho khán giả được chia sẻ sôi nổi trên mạng xã hội với nhiều lời khen ngợi.

Chỉ với một câu quan họ “Người ơi người ở đừng về” trong hoạt cảnh “Lời Người để lại”, sao mai Huyền Trang khiến cả ngàn khán giả rưng rưng…

Đến với chương trình, Huyền Trang đã để lại dấu ấn sâu sắc qua hai tiết mục đầy xúc động: hoạt cảnh "Lời Người để lại" và ca khúc đơn ca "Người về thăm quê". Với giọng hát giàu cảm xúc và biểu cảm chân thực, Huyền Trang đã chạm đến trái tim khán giả, đặc biệt khi tái hiện những khoảnh khắc cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng sự giản dị, gần gũi và tình yêu nước, thương dân sâu sắc của Người.

Phần thể hiện gây xúc động của Sao mai Huyền Trang khi hát về Bác Hồ 

Hoạt cảnh "Lời Người để lại" do Lê Thanh Phong biên soạn, kể về giây phút thiêng liêng khi Bác Hồ mong muốn nghe một câu hò Ví Dặm, một câu hò Huế nhưng không ai hát được. May mắn thay, một "cô gái nhỏ" đã cất lên câu dân ca Quan họ "Người ở đừng về". Lời ca như tiếng lòng thiết tha của cả dân tộc, muốn níu giữ Người ở lại, sống mãi với Tổ quốc, với nhân dân.

Khoảnh khắc Huyền Trang cất lên câu hát "Người ơi Người ở đừng về" vừa da diết, vừa nức nở nhưng vẫn vẹn nguyên sự tròn trịa, rõ ràng, hòa quyện cùng chất giọng ngọt ngào điệu Tứ hoa xứ Nghệ của Lê Thanh Phong, đã khiến nhiều ánh mắt rưng rưng. Tiếp nối cảm xúc ấy, trong bài "Người về thăm quê" (sáng tác Thuận Yến), Huyền Trang một lần nữa chinh phục khán giả bằng giọng hát ngọt ngào, đậm chất dân ca xứ Nghệ đã làm nên thương hiệu của cô. Phần thể hiện của Huyền Trang được đông đảo khán giả chia sẻ trên mạng xã hội. 

Huyền Trang và “nốt lặng” khiến khán giả rưng rưng, dâng trào cảm xúc khi hát về Bác Hồ - ảnh 1
Sao mai Huyền Trang.

Huyền Trang chia sẻ: "Là người con sinh ra và lớn lên ở xứ Nghệ, tôi luôn tự hào là thế hệ con cháu của Bác Hồ. Đã bao lần hát về Người trên nhiều sân khấu khác nhau, nhưng khi đứng hát bên Lăng Bác, tôi xúc động vô cùng. Đó không chỉ là cảm xúc của một người con đối với vị cha già của dân tộc, mà còn là tình cảm thiêng liêng và sự tự hào của một người nghệ sĩ khi may mắn có được cơ hội biểu diễn tại một nơi thiêng liêng, trong một chương trình nghệ thuật trọng đại như thế. Tôi luôn tự nhủ lòng mình sẽ lao động và cống hiến hết mình để góp một chút công sức trên mặt trận văn hóa của đất nước."

Huyền Trang và “nốt lặng” khiến khán giả rưng rưng, dâng trào cảm xúc khi hát về Bác Hồ - ảnh 2
Các nghệ sĩ tham gia chương trình.

Cùng với Huyền Trang, các nghệ sĩ tham gia chương trình cũng đã cháy hết mình, góp phần tạo nên một đêm diễn thành công rực rỡ và đầy cảm xúc. Mở màn chương trình, Hòa Minzy trong bộ đồng phục học sinh, đeo khăn quàng đỏ, cùng hát với các em thiếu nhi, mang đến sự dễ thương nhưng cũng vô cùng xúc động. Anh Tú (Voi Bản Đôn) gây bất ngờ thú vị cho khán giả với một ca khúc "nhạc đỏ" do chính anh sáng tác. Giọng hát bay bổng đầy chất "chính ca" của NSƯT Hoàng Tùng, cùng với giọng hát nội lực của Quán quân Sao Mai Hoàng Hồng Ngọc, Viết Danh, Linh Chi, Minh Hải, Thu An, Hà Quỳnh Như... đã mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thật đặc biệt, khó quên.

Huyền Trang và “nốt lặng” khiến khán giả rưng rưng, dâng trào cảm xúc khi hát về Bác Hồ - ảnh 3
Sao mai Huyền Trang và nghệ sĩ Lê Thanh Phong.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh" đã khắc họa đậm nét hình tượng lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất. Đồng thời, đây cũng là dịp để tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lý tưởng cách mạng, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Tin cùng chuyên mục

Hoàn Kiếm: Bảo tồn giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hoá

Hoàn Kiếm: Bảo tồn giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hoá

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả giữa lòng Hà Nội hiện đại, quận Hoàn Kiếm vẫn giữ vững vai trò “trái tim văn hóa” của Thủ đô. Với một kho tàng di sản phong phú, Hoàn Kiếm không chỉ đang gìn giữ quá khứ mà còn từng bước “đánh thức” di sản thông qua phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng không gian sáng tạo gắn với văn hóa ứng xử – tạo nên bản sắc riêng không thể trộn lẫn.
Tiến sĩ Nguyễn Thu Hằng: Giới trẻ không còn quay lưng lại với nghệ thuật truyền thống!

Tiến sĩ Nguyễn Thu Hằng: Giới trẻ không còn quay lưng lại với nghệ thuật truyền thống!

(PNTĐ) - Trải qua những nấc thang thăng trầm trong lịch sử phát triển của đất nước, những nhận thức đúng đắn về gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt đối với thế hệ trẻ đã trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng giúp chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng ra thế giới, khẳng định vị thế riêng có của Việt Nam. Những thay đổi mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước, cùng sự vào cuộc của toàn thể xã hội, đặc biệt là giới quản lý văn hoá, các thế hệ văn - nghệ sĩ … đã dần thức tỉnh tư tưởng, tình cảm và cái nhìn của giới trẻ đối với văn hoá truyền thống. Báo Phụ nữ Thủ đô có buổi chia sẻ với Tiến sĩ, Giảng viên Nguyễn Thu Hằng, Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội về vấn đề này.
Tôn vinh di sản thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thư họa

Tôn vinh di sản thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thư họa

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), triển lãm nghệ thuật “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu” đã chính thức khai mạc tại Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội, trong khuôn viên Bảo tàng Hà Nội. Sự kiện do Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội tổ chức, mang đến một không gian nghệ thuật đặc biệt nhằm tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người thông qua hình thức thư họa – một sự kết hợp đầy sáng tạo giữa thư pháp và hội họa.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, bổ sung chế tài xử lý nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, bổ sung chế tài xử lý nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

(PNTĐ) - Ngày 17/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Đáng chú ý, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, đề xuất bổ sung các chế tài xử lý nghiêm các cá nhân, nghệ sĩ, người nổi tiếng lợi dụng uy tín để quảng cáo sai sự thật, đặc biệt là trên mạng xã hội.