Khai ấn tại Lễ hội truyền thống “Tế Khai sắc, rước khai xuân” đền Voi Phục

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 11/2, tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục, quận Ba Đình long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống “Tế Khai sắc, rước khai xuân”, khai ấn Lý triều Đại Vương “Trấn Tây Thượng Đẳng

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến khẳng định, Lễ hội truyền thống “Tế Khai sắc, rước khai xuân”, khai ấn Lý triều Đại Vương “Trấn Tây Thượng Đẳng” nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, đồng thời giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng niệm các anh hùng dân tộc, các bậc tiền nhân của dân tộc Việt Nam ta.

Khai ấn tại Lễ hội truyền thống “Tế Khai sắc, rước khai xuân” đền Voi Phục - ảnh 1
Các đại biểu dự buổi lễ. 

Suốt chiều dài lịch sử, với gần nghìn năm phụng thờ Đức Thánh - Hoàng tử Linh Lang - Người anh hùng có công cùng quân dân thời Vua Lý đánh tan giặc Tống xâm lược thế kỷ thứ 11, sinh thời giúp nhà Lý, khi hóa hiển linh phù nhà Trần - Lê, ngàn thu “Hộ Quốc - An Dân”. Thân thế, sự nghiệp và công trạng của Hoàng Tử vang vọng mãi trong lịch sử, được người đời suy tôn là bậc Thánh nhân: “Công ghi tại triều, danh lưu tại sử”, là con vua chiến công hiển hách, là thần “Uy trấn Nam Thiên”, đại diện tinh hoa, khí phách của dân tộc Đại Việt. Ân đức của Đại Vương “Phối Đồng Thiên Địa - Vạn Cổ Lưu Truyền”.

Khai ấn tại Lễ hội truyền thống “Tế Khai sắc, rước khai xuân” đền Voi Phục - ảnh 2
Lễ hội “Tế khai sắc, rước khai xuân” tại đền Voi Phục.

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Ba Đình luôn quyết tâm thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống các di tích nói chung và di tích quốc gia đặc biệt nói riêng. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hơn nữa giá trị các di tích quốc gia đặc biệt đến tới Nhân dân Thủ đô, bạn bè trong và ngoài nước… Khai thác và phát huy hiệu quả giá trị di tích, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Khai ấn tại Lễ hội truyền thống “Tế Khai sắc, rước khai xuân” đền Voi Phục - ảnh 3
Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến thực hiện lễ khai ấn.

Lễ hội truyền thống “Tế Khai sắc, rước khai xuân” Ất Tỵ 2025 tiếp tục thực hiện nghi thức Khai Ấn và đầy đủ các nghi thức nghi lễ truyền thống nhằm tri ân công đức của tiền nhân và Vương Triều Lý trong việc Khai đô Thăng Long, mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phương Nam. Đồng thời cầu cho Quốc thái - Dân an - Thái bình thịnh trị.

Khai ấn tại Lễ hội truyền thống “Tế Khai sắc, rước khai xuân” đền Voi Phục - ảnh 4
Người dân đến lễ hội.

Trưởng phòng Văn hoá Thông tin quận Ba Đình Lê Thị Khanh chia sẻ, Lễ hội “Tế Khai sắc, rước khai xuân” là hoạt động mở đầu chuỗi các lễ hội trên địa bàn quận Ba Đình năm 2025. Năm nay, do đặc thù Di tích đền Voi Phục đang trong quá trình tu bổ, do vậy, quận Ba Đình chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội. Các nghi lễ được diễn ra đảm bảo tính trang trọng, trang nghiêm, đúng theo các nghi lễ truyền thống của lễ hội.

Cũng trong sáng ngày 11/2, Đoàn kiểm tra công tác quản lý tổ chức lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội do ông Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội) đã kiểm tra tại Lễ hội truyền thống “Tế Khai sắc, rước khai xuân” đền Voi Phục.

Khai ấn tại Lễ hội truyền thống “Tế Khai sắc, rước khai xuân” đền Voi Phục - ảnh 5
Đoàn kiểm tra làm lễ dâng dương tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục.

Ông Bùi Minh Hoàng, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình đánh giá cao quận cũng như Ban Tổ chức lễ hội đã xây dựng kế hoạch và chuẩn bị chu đáo các hoạt động cho lễ hội; khu vực ghi công đức, bàn viết sớ được bố trí ngăn nắp, gọn gàng. Ông Bùi Minh Hoàng lưu ý, vì di tích đang trong giai đoạn tu bổ nên trong thời gian tổ chức lễ hội, Ban Tổ chức cần chú trọng có các phương án đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ; đảm bảo an ninh, giữ gìn, bảo quản các tài sản, cổ vật tại đền…

Bên cạnh đó, quận cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền giá trị lịch sử văn hoá của Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục tới mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô và cả nước.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ, người dân, du khách tiếp tục ùn ùn đổ về checkin “chia tay” tòa nhà Hàm cá mập

Nghệ sĩ, người dân, du khách tiếp tục ùn ùn đổ về checkin “chia tay” tòa nhà Hàm cá mập

(PNTĐ) - Kể từ khi có thông tin tòa nhà Hàm cá mập nằm ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sẽ bị phá dỡ, người dân Thủ đô, du khách bốn phương ùn ùn đổ về đây chụp hình lưu niệm "chia tay" tòa nhà. Nhất là sau khi tin tức sẽ phá dỡ tòa nhà trước ngày 30/4/2025, càng đông đảo người dân, du khách đổ về chụp ảnh với tòa nhà...
Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

(PNTĐ) -  Trong những năm tới sẽ đổi mới phương thức đào tạo vận động viên thể thao, ưu tiên đầu tư một số cơ sở trọng điểm về đào tạo, huấn luyện vận động viên đỉnh cao, hoàn thiện các chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài trong lĩnh vực thể thao thành tích cao...
NSƯT Ngọc Thu và những ấn tượng không thể quên trong phim “Mẹ vắng nhà”

NSƯT Ngọc Thu và những ấn tượng không thể quên trong phim “Mẹ vắng nhà”

(PNTĐ) - “Cine 7 - Ký ức phim Việt” tuần này mang đến bộ phim "Mẹ vắng nhà” của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư. Đây là một trong tác phẩm tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam thập niên 70 - 80. Bộ phim đã giành giải Bông sen Vàng ở LHP Việt Nam lần thứ 5 và giải Lọ hoa pha lê tại LHP Quốc tế Karlovy Vary vào năm 1980.
Bài 2: Vẫn còn nhiều “lỗ hổng“

Bài 2: Vẫn còn nhiều “lỗ hổng“

(PNTĐ) - Có thể thấy tiềm năng, cơ hội phát triển sản vật địa phương gắn với du lịch ở Hà Nội là rất lớn, nhưng nhiều địa phương vẫn còn rất lúng túng, khó khăn để phát triển… thế mạnh sẵn có này.