Khai mạc Triển lãm Đường lên Điện Biên

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam khai mạc triển lãm với chủ đề “Đường lên Điện Biên” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Phát biểu khai mạc triển lãm, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh cho biết, trong những ngày tháng ác liệt của Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều nghệ sĩ, họa sĩ trực tiếp lên đường ra trận, hòa cùng những đoàn quân hướng về Điện Biên. Bằng ngôn ngữ tạo hình phong phú, họ đã khắc họa chân thực, sinh động cuộc sống, chiến đấu của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ "lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu". 

Triển lãm “Đường lên Điện Biên” giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, ký họa, áp phích sáng tác trong giai đoạn 1949 - 2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Khai mạc Triển lãm Đường lên Điện Biên - ảnh 1
"Tiếng hát mùa chiến dịch" của tác giả Mai Văn Hiến trưng bày tại triển lãm

Đề tài về chiến thắng Điện Biên Phủ - trang sử vẻ vang vẫn là niềm hứng khởi, mạch nguồn sáng tạo cho nhiều thế hệ nghệ sĩ thể hiện thành công các tác phẩm mỹ thuật. Triển lãm đưa người xem sống lại những khoảnh khắc của chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa qua các tác phẩm về hoạt động kéo pháo vào trận địa chuẩn bị cho chiến dịch như “Tô Vĩnh Diện chèn pháo”; “Kéo pháo Điện Biên” (Trần Đình Thọ); sự hỗ trợ đóng góp công sức của hàng chục ngàn dân công như “Việt Bắc” (Đào Đức), “Tiễn nhau đi dân công” (Lưu Văn Sìn), “Cả nước ra trận” (Lưu Danh Thanh); “Đường lên Điện Biên” (Trần Khánh Chương); tình cảm quân và dân gắn bó như “Tình quân dân” (Nguyễn Sáng)…

Khai mạc Triển lãm Đường lên Điện Biên - ảnh 2
"Đường lên Điện Biên" (Trần Khánh Chương)

Tại đây cũng có nhiều tác phẩm khắc họa sâu sắc và tái hiện sinh động những trận đánh hào hùng, oanh liệt tại chiến trường như “Đánh vào trung tâm Điện Biên Phủ” (Nguyễn Thế Vị), “Điện Biên năm ấy” (Cao Trọng Thiềm)… Bên cạnh đó, triển lãm còn mang đến những tác phẩm về tinh thần anh dũng chiến đấu như “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” (Nguyễn Sáng), “Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng” (Lê Vinh)...

Khai mạc Triển lãm Đường lên Điện Biên - ảnh 3
"Chuẩn bị đi chợ" (Tô Ngọc Vân)

Đặc biệt, tại đây, công chúng được thưởng lãm chùm ký họa về Điện Biên của danh họa Tô Ngọc Vân thực hiện trước lúc hy sinh… Đây là dịp để giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau về tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng; về tinh thần của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời, bày tỏ sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Khai mạc Triển lãm Đường lên Điện Biên - ảnh 4
Kéo pháo Điện Biên” - tranh sơn mài của Trần Đình Thọ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc, một thắng lợi vĩ đại mang tầm vóc thời đại và ý nghĩa to lớn, khẳng định vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và ý chí quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Khai mạc Triển lãm Đường lên Điện Biên - ảnh 5
"Cả nước ra trận" của Lưu Danh Thanh

Bên cạnh trưng bày trực tiếp, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam kết hợp áp dụng trình chiếu kỹ thuật số với công nghệ cinemagraph các tác phẩm mỹ thuật đặc sắc, mang lại cách tiếp cận mới sinh động và hấp dẫn hơn đối với công chúng. Trong khu vực trình chiếu kỹ thuật số, Bảo tàng còn sắp đặt một số mô hình xe thồ, trang phục và vật dụng của quân dân ta tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ để tăng hiệu ứng trải nghiệm.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 15-5.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

(PNTĐ) - Từ ngày 8 – 12/5, sự kiện thường niên “Những ngày Văn học Châu Âu” sẽ quay trở lại với công chúng yêu văn chương tại Hà Nội bằng một chuỗi hoạt động sôi nổi và đặc sắc, lần đầu tiên đặt trọng tâm vào các nhà văn di dân gốc Việt đang tạo dấu ấn tại văn đàn châu Âu.
Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

(PNTĐ) - Bộ phim kinh dị Việt mùa hè năm nay Út Lan: Oán linh giữ của vừa tung đoạn teaser poster và teaser trailer khiến khán giả rùng mình. Đạo diễn Trần Trọng Dần và ê-kíp đã có một hướng tiếp cận đặc biệt cho câu chuyện dân gian bí ẩn về loại “bùa ngải” khét tiếng này.
Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

(PNTĐ) - Thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ Việt đối mặt với làn sóng chỉ trích vì quảng cáo sản phẩm thổi phồng công dụng, thậm chí sai sự thật. Từ thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đến thuốc giảm cân, chữa bệnh không rõ nguồn gốc... hình ảnh các nghệ sĩ vốn được công chúng tin tưởng đã bị lợi dụng, khiến nhiều người mất danh tiếng, sự nghiệp chỉ vì tham lợi từ quảng cáo.
Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

(PNTĐ) - Khi ca khúc Tái sinh vẫn còn đang “cháy” trong lòng người hâm mộ, và Lời nói dối của cha vừa gây được ấn tượng mạnh, Tùng Dương tiếp tục tung ra một sản phẩm âm nhạc mới với cái tên đầy cảm xúc: Đừng buồn phiền nữa. Theo chia sẻ của nam ca sĩ, đây là lời nhắn nhủ đầy chân thành anh muốn gửi đến những người trẻ đang sống trong một thế giới đầy áp lực và biến động.