Khám phá bảo vật quốc gia Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay

YẾN ANH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Bảo vật quốc gia Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay tại di tích chùa Bút Tháp được đánh giá là kiệt tác của nghệ thuật tạc tượng, tạo hình Việt Nam.

Chùa Bút Tháp tọa lạc tại thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Chùa được xây dựng từ thế kỷ 14 với diện tích khoảng 10.000 m2, theo kiểu nội công ngoại quốc, với các công trình kiến trúc được bố trí cân xứng, chặt chẽ ở khu vực trung tâm.

Khám phá bảo vật quốc gia Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay - ảnh 1
Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2012

Kiến trúc của chùa độc đáo, bố cục hài hòa với môi trường thiên nhiên.

Bên cạnh giá trị lịch sử, kiến trúc, hiện trong chùa còn lưu giữ 4 nhóm bảo vật quốc gia là tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay được công nhận năm 2012 và 3 pho tượng Tam Thế, tòa Cửu phẩm liên hoa, Hương án cùng được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020.

Tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay được xem là độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Đây là một kiệt tác hàng đầu về nghệ thuật tạc tượng làm nổi bật triết lý nhà Phật.

Ngoài ra, trong chùa còn lưu giữ được rất nhiều cổ vật và tượng Phật như tượng các vị Bồ Tát, tượng Hộ Pháp, tượng các vị La Hán...

Khám phá bảo vật quốc gia Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay - ảnh 2

Theo hồ sơ di sản của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, tượng ngồi trong tư thế thiền định, vạt áo cà sa rủ xuống bệ như phủ lên muôn loài. Tượng có 11 mặt chính nhìn ra phía trước, và 2 mặt phụ ở 2 bên, đầu đội mũ " thiên quan".

Đầu tượng tạo thành nhiều lớp, trên cùng là tượng A-Di-Đà ngồi trên tòa sen trong tư thế thiền định, tượng có 42 cánh tay lớn, các cánh tay để trần, các bàn tay trong tư thế ấn quyết và thiền định, các vòng cánh tay phụ tạo thành một vòng tròn lớn đặt rời phía sau tượng (gồm 789 cánh tay) trong mỗi bàn tay có 01 con mắt. Phật ngồi trên tòa sen hồng được trang trí hoa văn sóng nước, rồng mây...

Bệ tượng hình rồng đội đài sen. Đài gồm ba lớp cánh sen cánh to xen lẫn cánh nhỏ. Phần bệ tượng được tạo theo kiểu sumeru bố trí thành nhiều cấp với hình chữ nhật chém góc.

Chính giữa có một hàng chữ Hán ghi niên đại tạc tượng: "Tuế thứ Bính Thân, thu nguyệt cốc nhật danh tạo". Mặt bên phải chạm hình hai ô trám lồng vào nhau, hình đồng tiền kép, chính giữa có ghi dòng chữ "Nam Đồng Giao Thọ Nam trương tiên sinh phụng khắc".

Hai dòng chữ cho biết ngày tạc tượng và người tạc tượng (Trương tiên sinh hoàn thành vào một ngày tốt mùa Thu năm Bính Thân (1656).

Theo đánh giá của Cục Di sản văn hóa, đây được coi là một tác phẩm độc nhất vô nhị trong nghệ thuật Phật giáo nói riêng và nghệ thuật tạo hình nói chung của Việt Nam thế kỷ XVII.

Tượng được chạm khắc khéo với dáng hành đạo, thư thái, thể hiện nhiều tầng đầu chống nhau, nhiều lớp cánh tay tạo thành hình vòng tròn nổi. Bức tượng này là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của thời Lê Trung Hưng còn lại đến ngày nay.

Theo https://nld.com.vn/du-lich-xanh/kham-pha-bao-vat-quoc-gia-tuong-phat-nghin-mat-nghin-tay-20230119225439723.htm

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Giải Pickleball Công an nhân dân mở rộng lần I

Khai mạc Giải Pickleball Công an nhân dân mở rộng lần I

(PNTĐ) - Tối 18/7, Giải Pickleball Công an nhân dân khu vực phía Bắc mở rộng lần thứ nhất năm 2025 đã khai mạc tại Hà Nội. Giải được tổ chức vào dịp hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), đồng thời hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi  hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

Sao mai Thu Hằng nhiều lần muốn rơi nước mắt khi hát tại tri ân Nghĩa trang Đường 9 Quảng Trị

(PNTĐ) - Nữ nghệ sĩ nói về cảm xúc khi hát tri ân Anh hùng, Liệt sĩ tại Nghĩa trang Đường 9 (Quảng Trị): "Cảm giác đứng giữa nơi đây hát luôn rất đặc biệt, khó diễn tả. Tôi thấy mình không phải hát cho những khán giả đang ngồi dưới khán đài, mà là đang hát cho gần 11.000 anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại đây. Rất nhiều khi khóe mắt muốn cay, lồng ngực như nghẹn lại".
Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

Vĩnh biệt họa sĩ tài danh Lê Thiết Cương

(PNTĐ) - Lê Thiết Cương - họa sĩ, nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời ở tuổi 63 sau thời gian mắc trọng bệnh. Tin từ gia đình cho biết, họa sĩ qua đời vào 18h55 tối 17/7 tại nhà riêng. Tin buồn khiến nhiều người bất ngờ bởi cách đây chưa lâu, họa sĩ còn có buổi giao lưu ra mắt cuốn sách mới của ông mang tên Trò chuyện với hội họa.