Văn hóa Hà Nội:

Khẳng định sức sáng tạo và phát triển mạnh mẽ

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội
Chia sẻ

(PNTĐ) - Năm 2023 tiếp tục ghi nhận những nỗ lực và thành quả trong sự phát triển văn hóa Hà Nội, đặc biệt là trong bối cảnh Thành phố quyết liệt triển khai Chương trình 06 của Thành ủy về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết 09 của Thành ủy về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, triển khai kế hoạch hành động đã cam kết với UNESCO về việc Hà Nội tham gia mạng lưới các Thành phố sáng tạo toàn cầu.

“Điểm đến tốt nhất thế giới năm 2023”

Điểm sáng đầu tiên là những chuyển biến từ nhận thức đã tạo thành những hành động cụ thể cho phát triển văn hóa. Hà Nội là Thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm văn hóa của cả nước, nơi tụ hội, kết tinh và tỏa sáng những giá trị văn hóa Việt Nam. Chúng ta có thể xem Hà Nội như ngọn hải đăng để điều tiết và dẫn dắt cho sự phát triển văn hóa của cả nước. Chính vì thế, sự đầu tư to lớn về nguồn lực, trong đó dành khoảng 14 ngàn tỷ đồng cho văn hóa trong giai đoạn 2021 – 2025, là số tiền đáng mơ ước của bất kỳ một địa phương nào, chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Hà Nội đối với văn hóa, thực sự xem đầu tư cho văn hóa là đầu tư phát triển.

Nhờ kinh phí đầu tư này, năm 2023 đã có 16 di tích hoàn thành việc tu bổ và đưa vào sử dụng, lập dự án tu bổ, chống xuống cấp với 82 di tích, đồng thời phát huy hiệu quả cho rất nhiều di tích, hoạt động văn hóa khác.

Khẳng định sức sáng tạo và phát triển mạnh mẽ - ảnh 1
 Du khách tham quan không gian sáng tạo Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Ảnh: Int 

Nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh cũng có những kết quả tích cực. Năm 2023, ngành văn hóa Thủ đô đã có những bước đi đúng hướng trong việc xây dựng cơ sở khoa học cho hệ giá trị văn hóa Thủ đô, hệ giá trị gia đình Thủ đô và chuẩn mực người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Những hình ảnh đẹp, truyền cảm hứng của người Hà Nội chia sẻ khó khăn, hoạt động thiện nguyện... được thể hiện như biểu tượng cao đẹp của con người Việt Nam. Những nét đẹp của con người Thủ đô luôn được du khách đánh giá cao, và danh hiệu “điểm đến tốt nhất thế giới năm 2023” chính là một minh chứng cho nét đẹp của văn hóa, con người Hà Nội.

Một điểm nhấn đáng lưu ý tiếp theo là yếu tố sáng tạo dần trở thành từ khóa then chốt trong việc phát triển văn hóa Thủ đô năm 2023. Không chỉ dừng lại ở các không gian sáng tạo đang được mở rộng, có thêm nhiều hoạt động hiệu quả và chất lượng hơn, mà giờ đây tinh thần sáng tạo đã lan tỏa khắp mọi góc phố, con đường của Hà Nội. Chúng ta có thể thấy phong trào làm đẹp các khu dân cư, những con đường, ngõ phố một cách tự nguyện, tích cực của chính các cộng đồng, hay việc lấy ý kiến về xây dựng các cây cầu, tu bổ các tòa nhà... đều nhận được sự quan tâm hưởng ứng của rất nhiều người dân.

Khẳng định sức sáng tạo và phát triển mạnh mẽ - ảnh 2
 Một góc không gian nghệ thuật điêu khắc tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Ảnh: Int 

Khi chúng ta đã quan niệm một con đường không chỉ để đi, một cây cột đèn đường không chỉ để chiếu sáng, một tòa nhà không chỉ đơn thuần để ở... tất cả cần phải trở thành một công trình nghệ thuật, một biểu tượng mới của Thành phố, để chúng ta kể những câu chuyện đẹp về Hà Nội. Đó cũng là lúc tinh thần sáng tạo đã trở thành nguồn lực cho sự phát triển Thủ đô bền vững và hạnh phúc, xứng đáng với danh xưng ngàn năm văn hiến.

Một điểm nhấn đáng lưu ý tiếp theo là yếu tố sáng tạo dần trở thành từ khóa then chốt trong việc phát triển văn hóa Thủ đô năm 2023. Không chỉ dừng lại ở các không gian sáng tạo đang được mở rộng, có thêm nhiều hoạt động hiệu quả và chất lượng hơn, mà giờ đây tinh thần sáng tạo đã lan tỏa khắp mọi góc phố, con đường của Hà Nội. 

Tinh thần sáng tạo ấy truyền cảm hứng cho các hoạt động khởi nghiệp, đặc biệt là nỗ lực đổi mới các hoạt động văn hóa nghệ thuật ở Thủ đô. Chúng ta đã chứng kiến “Đêm thiêng liêng” ở Khu di tích nhà tù Hỏa Lò, tour đêm với công nghệ 3D mapping với chủ đề tinh hoa đạo học, hay tour đêm giải mã Hoàng thành Thăng Long... Chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa được thực hiện tích cực ở các bảo tàng như Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Hồ Chí Minh...

Khẳng định sức sáng tạo và phát triển mạnh mẽ - ảnh 3
Moonsoon: Khán giả hưởng ứng nồng nhiệt Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió mùa 2023- Moonsoon Festival 2023 tại Hoàng thành Thăng Long.

 Đặc biệt là sự sinh động, sáng tạo trong việc tổ chức các Tuần lễ Thiết kế sáng tạo, tuần lễ Du lịch áo dài, lễ hội Quà tặng du lịch... với hàng loạt các hoạt động, triển lãm đi kèm, đã tạo nên sức sống mới cho văn hóa Hà Nội. Đáng chú ý là Tuần lễ Thiết kế sáng tạo 2023 đã được tổ chức với sáng kiến làm sống lại những di sản công nghiệp bị “bỏ quên” như Tháp nước Hàng Đậu, Nhà máy xe lửa Gia Lâm… đã gây ấn tượng mạnh với người dân và du khách muôn phương. Chưa bao giờ người ta chứng kiến cảnh người dân phải xếp hàng vài tiếng đồng hồ để được tham quan một công trình nghệ thuật, đổ về trải nghiệm hành trình đi xe lửa, thăm nhà máy xe lửa… như vậy.

Theo con số thống kê, lễ hội thu hút hơn 200.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm các hoạt động tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Tháp nước Hàng Đậu cũng thu hút 30.000 lượt khách, tăng gấp 3 lần so với kế hoạch đón tiếp ban đầu. Đây quả thực là những con số đáng mơ ước của bất kỳ Lễ hội nào, cho thấy Hà Nội còn rất nhiều tiềm năng khai thác, sáng tạo.

Khẳng định sức sáng tạo và phát triển mạnh mẽ - ảnh 4
 Đông đảo khán giả tới thưởng thức chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm. 
 

Dần trở thành điểm đến của sự kiện nghệ thuật quốc tế

Một dấu ấn đáng ghi nhận nữa là Hà Nội đã dần trở thành điểm đến hàng đầu của các sự kiện nghệ thuật quốc tế. Nếu như lễ hội âm nhạc quốc tế Monsoon Gió mùa được tiếp tục với quy mô và chất lượng ngày càng tốt hơn, thu hút được sự quan tâm của nghệ sĩ tên tuổi ở trong và ngoài nước, thì các sự kiện của BlackPink hay Kenny G... thực sự đã giúp Hà Nội đánh dấu tên mình là một trong những điểm đến cho nghệ thuật quốc tế ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Hà Nội đã nhận được sự quan tâm và ngưỡng mộ của những người yêu nghệ thuật trên toàn thế giới khi tổ chức thành công các sự kiện lớn này. Đây là một tiền đề quan trọng để Thủ đô có thể tiếp tục tổ chức các sự kiện lớn hơn trong những năm sắp tới.

Rõ ràng là, dù còn có những khó khăn, có những việc chưa đạt được như kỳ vọng, nhưng nỗ lực rất lớn của Thủ đô trong việc phát triển văn hóa đã chứng minh Hà Nội xứng đáng là trung tâm văn hóa của cả nước.

Khẳng định sức sáng tạo và phát triển mạnh mẽ - ảnh 5
Khán giả hưởng ứng nồng nhiệt Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió mùa 2023- Moonsoon Festival 2023 tại Hoàng Thành Thăng Long 
 

Năm 2024 là một năm rất đặc biệt với Hà Nội khi đánh dấu mốc lịch sử 70 năm giải phóng Thủ đô. Đó cũng là khoảng thời gian đủ dài để chúng ta đánh giá sự phát triển văn hóa góp phần như thế nào vào sự phát triển toàn diện Thủ đô, để đáp ứng mong muốn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII: “Hà Nội tự hào là nơi hội tụ, kết tinh và toả sáng của vùng đất địa linh nhân kiệt, hội tụ nhân tài của đất nước; làm nên một hình ảnh tiêu biểu của cả nước, một “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”; là “Thành phố vì hoà bình” và nay Hà Nội là “Thành phố sáng tạo”. Đây chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới. Do đó, cần khơi dậy lòng tự hào, tình yêu, tinh thần trách nhiệm với Hà Nội; tuyên truyền trong dân, giáo dục thế hệ trẻ; nêu cao lòng tự trọng, tự tin, từ đó thấy rõ trách nhiệm với Hà Nội. Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, hiện đại, tôn trọng pháp luật. Người Hà Nội phải sống thực sự có văn hoá, tiêu biểu cho văn hoá dân tộc. Đó là lối sống nhân ái, nghĩa tình, thuỷ chung, trong sáng, lịch sự”.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.