Khánh thành tôn tạo công trình đình Đoài (Ba Vì)

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Công trình đình Đoài, xã Tiên Phong (Ba Vì) được tu bổ, tôn tạo từ tháng 9 năm 2022, đến nay đã hoàn thành các hạng mục gồm có đại đình, nghi môn, nội thất đồ thờ, hạ tầng kỹ thuật với tổng mức đầu tư hơn 10 tỷ đồng.

Đình Đoài (thôn Kim Bí) thờ Tiến sĩ Nguyễn Gia Du, cụ thi đỗ Tiến sĩ triều Nguyễn nhưng không ra làm quan mà đi khắp nơi dạy học, chữa bệnh cho nhân dân. Một ngày cụ đến làng Kim Bí, huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai (nay là làng Kim Bí, xã Tiên Phong, huyện Ba Vì), thấy nơi đây con người sống hiền lành, nhân ái, cụ đã ở lại dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân trong làng. Sau khi cụ mất, nhân dân trong làng dựng ngôi đình để thờ cúng, tưởng nhớ công lao của cụ.

Khánh thành tôn tạo công trình đình Đoài (Ba Vì) - ảnh 1
Cắt băng khánh thành công trình đình Đoài.

Ngoài thờ Tiến sĩ Nguyễn Gia Du, đình Đoài còn thờ Tam vị Tản Viên Sơn Thánh và Bạch Vân công chúa hiệu Lữ Nàng. Tản Viên Sơn Thánh là vị Phúc thần được thờ tại nhiều làng xã ở xứ Đoài, xung quanh núi Ba Vì.

Ngôi đình Đoài có kiến trúc ba gian, hai chái, gian thờ lửng, mái ngói mũi hài, bốn mái đao cong. Phía trước đại đình là khoảng sân nhỏ lát gạch Bát. Hiện nay đình còn lưu giữ được nhiều di vật quý, tiêu biểu là 2 đạo sắc phong niên đại Khải Định, ngai thờ, bài vị, bát hương cổ, đài nước. Đình Đoài thôn Kim Bí đã được xếp hạng là di tích lịch sử - kiến trúc, nghệ thuật cấp Thành phố. Được sự quan tâm của Thành phố và huyện Ba Vì, công trình được tu bổ, tôn tạo từ tháng 9 năm 2022, đến nay đã hoàn thành các hạng mục gồm có đại đình, nghi môn, nội thất đồ thờ, hạ tầng kỹ thuật với tổng mức đầu tư hơn 10 tỷ đồng.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.