Không thể mãi “phạt cho tồn tại”

Chia sẻ

Câu chuyện di tích quốc gia chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín) bị “thanh xuân hóa”, biến dạng sau tu bổ khiến dư luận xôn xao trong những ngày qua tiếp tục là bài học đau xót về thực trạng công tác tu bổ, tôn tạo tùy tiện, làm hại các di tích có thâm niên hàng trăm năm tuổi.

Cổng Tam quan di tích quốc gia Chùa Đậu mới tinh sau tu bổCổng Tam quan di tích quốc gia Chùa Đậu mới tinh sau tu bổ.

Phạm luật, bị phạt 20 triệu đồng

Chùa Đậu là một trong bốn ngôi chùa thờ tứ pháp (mây, mưa, sấm, chớp) lớn nhất miền Bắc. Bên cạnh hai pho tượng toàn thân (tượng cốt) của hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường nổi danh trong và ngoài nước, chùa Đậu còn lưu giữ hệ thống di vật cùng các cấu kiện kiến trúc quý là hệ thống bia cổ và các mảng chạm gỗ tinh xảo. Đôi rồng đá ở bậc thềm nhà tiền đường được Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhân bản phục chế để trưng bày trong sân vườn Bảo tàng ở Hà Nội.

Chùa được dựng xây với quy mô tổng thể rất lớn, kết cấu theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Năm 1964, chùa Đậu đã được xếp hạng di tích quốc gia. Thế nhưng, những gì diễn ra trong quá trình tu bổ tại di tích này trong thời gian qua đã khiến cho bất kỳ ai từng đến chùa Đậu phải kinh ngạc. Ngôi cổ tự trở nên lạ lẫm với “vóc dáng thanh xuân” và những công trình mới được cấy thêm. Tam quan, gác chuông là hình ảnh quen thuộc gợi nhớ đến di tích, điểm nhấn độc đáo của chùa Đậu thì nay đã bị đánh bay những lớp cổ kính rêu phong, những trầm mặc của năm tháng và thay vào đó là “lớp áo mới” sáng choang.

Điều đáng nói là đang có không ít công trình mới được xây dựng tại di tích. Nhà chùa đã mở một lối đi mới. Thay vì đường vào chùa qua cổng Tam quan như trước đây, thì nay mọi người phải xuyên qua khu sinh thái rộng, mới được kết nối với không gian xưa cũ của chùa. Đứng trước cổng Tam quan mới, chếch bên tay trái, cũng là lối đi vào là hồ nước rộng, có công trình “khổng lồ” được dựng kiên cố, theo sơ đồ tham quan chùa Đậu thì vị trí này là Tháp Quan Âm. Kế bên Tháp Quan Âm là Bảo tháp Mạn đà la, Thủy đình Di lặc. Ba kiến trúc nổi bật này được kết nối bằng một cây cầu bê tông với hai điểm tiếp giáp tới khu vực được gọi là vườn thiền. Chưa hết, phía bên mạn trái của chùa, ngay sát lối vào nhà Tổ cũng xuất hiện một công trình mới có kết cấu khung thép, rộng hàng trăm mét được lợp ngói ta.

Ban Quản lý thừa nhận có sai sót

Ngay sau những thông tin về di tích quốc gia bị sai lệch do tu bổ, Thanh tra Bộ VHTTDL đã lập tức vào cuộc, làm rõ sai phạm và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 20 triệu đồng đối với BQL di tích xã Nguyễn Trãi về hành vi xây dựng một số công trình mới (cổng liền kề Tả vu, giảng đường, nhà khách) trong khu vực bảo vệ II của di tích chùa Đậu mà không có văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo ông Dương Văn Nhiệt, Phó Trưởng BQL di tích xã Nguyễn Trãi, BQL di tích có ngăn chặn, tuy nhiên vì chưa cương quyết nên vẫn để xảy ra sai phạm trong việc xây dựng mới công trình cổng vào liền kề Tả vu, giảng đường, Nhà khách trong khu vực II của di tích khi chưa kịp làm thủ tục hồ sơ theo quy định. BQL di tích và nhà chùa thừa nhận có sai sót trong việc xây dựng trên và xin khắc phục hậu quả.

Nguyên Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Trương Minh Tiến, Ủy viên BCH Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng, bất cứ một hành vi tu bổ nào được thực hiện tùy tiện, không đúng nguyên tắc và quy định pháp luật đều không thể chấp nhận và phải xử lý nghiêm khắc. Chúng ta không thể cứ mãi để xảy ra “sự đã rồi” mới xử phạt để cho tồn tại.

Bài và ảnh: THANH THANH

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.