Kiên quyết dẹp sạch các vấn nạn

Chia sẻ

Sau những ngày đầu tiên của năm Nhâm Dần trong tình trạng “cửa đóng, then cài”, hiện nay hầu hết các di tích, đình, đền, chùa trên địa bàn Hà Nội và một số địa phương lân cận đã rục rịch mở cửa, hoặc sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn khi được phép mở cửa trở lại.

Chùa Hương yêu cầu rút ngắn thời gian đi lễ

Chia sẻ về việc chùa Hương chuẩn bị chính thức mở cửa đón du khách vào ngày 16/2 tới (16 tháng Giêng Nhâm Dần), ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng BQL Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn cho biết, di tích đã vận hành thử nghiệm quy trình đón khách an toàn trong dịch Covid-19.

Theo đó, địa phương đã lập 8 chốt kiểm soát dịch ở các lối ra vào khu di tích thắng cảnh Hương Sơn; 2 trạm y tế lưu động đã được thiết lập ở Trạm y tế xã Hương Sơn và khu Bến Chò (điểm soát vé tham quan). Ngay khi phát hiện du khách có biểu hiện ho, sốt, các triệu chứng nghi mắc Covid-19... sẽ được lực lượng y tế kịp thời đưa đến điểm cách ly và xử lý theo quy định. Trong trường hợp xảy ra ùn tắc trong những ngày cao điểm, Ban tổ chức cũng đã lên phương án về việc phân luồng, thậm chí tạm dừng hoạt động cáp treo… để đảm bảo an toàn.

Ngay từ ngày 11/2, Ban tổ chức lễ hội đã triển khai bán vé cho du khách tham quan, giới hạn khoảng 2.000 vé/ngày. Theo đại diện huyện Mỹ Đức (Hà Nội), đây cũng là bước thử nghiệm để đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức lễ hội, nhất là kiểm tra khả năng ứng phó, phòng chống dịch Covid-19 trước khi chùa Hương chính thức mở cửa đón khách trở lại.

Trong những ngày bán vé thử nghiệm, dù trời Hà Nội mưa dầm gió bấc nhưng người dân dập dìu đi lễ khá đông. Tuy nhiên, đa số đều cố gắng đi nhanh, đeo khẩu trang cẩn thận, đảm bảo tiêu chuẩn 5K. BQL di tích cũng tập trung liên tục tuyên truyền cho du khách việc thực hiện đúng 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế…

Theo ông Nguyễn Bá Hiển, các phương án kiểm dịch đã được chuẩn bị sẵn sàng. Tại khu vực bán vé và cổng soát vé có lực lượng hướng dẫn yêu cầu khách thực hiện nghiêm hướng dẫn 5K; đối với trường hợp đoàn đông người thì trưởng đoàn khai báo y tế, cung cấp thông tin, số điện thoại phục vụ truy vết khi cần.

Đối với các phương tiện hoạt động trong khu vực di tích, phải đảm bảo công tác phòng chống dịch như vệ sinh khử khuẩn, bố trí nước rửa tay, hành khách ngồi trên phương tiện phải đảm bảo giãn cách (xuồng/đò giảm số lượng người chở, ngồi một chiều). Người điều khiển phương tiện phải yêu cầu, nhắc nhở du khách luôn đeo khẩu trang...

Đặc biệt, tại nơi thờ tự và thực hiện các nghi lễ tôn giáo (đền, chùa…), lực lượng hướng dẫn du khách thực hiện các quy định về thời gian, cách thức tiến hành nghi lễ và kẻ vạch, bố trí theo một chiều; yêu cầu rút ngắn thời gian lễ…

Ông Nguyễn Bá Hiển cho biết, việc vận hành trạm kiểm soát vé là nằm trong quy trình chạy thử nghiệm của cả hệ thống. Việc bán vé cho khách ở thời điểm hiện tại là hình thức thích ứng linh hoạt.

Sự yên tĩnh, thanh bình của Chùa Hương những ngày đầu mở cửa trở lại 	Ảnh: TTSự yên tĩnh, thanh bình của Chùa Hương những ngày đầu mở cửa trở lại.  Ảnh: TT

Nhiều vấn nạn được “dẹp” sạch

Địa điểm thu hút đông người dân Hà Nội và du khách thập phương mỗi dịp đầu xuân mới - Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ), đã chính thức mở cửa trở lại từ ngày 9/2 (Mồng 9 tháng Giêng). Những ngày cuối tuần đầu tiên gần với Rằm tháng Giêng, lượng du khách đến Phủ lễ bái và thực hành các nghi lễ tâm linh được ghi nhận khá đông. Tuy nhiên không đông như các năm trước, không có cảnh chen chúc, đặc biệt vấn nạn quăng, ném tiền lẻ vung vãi khắp ban thờ rất mất mỹ quan cũng không còn nữa, trả lại cho Phủ sự thanh tịnh đáng quý.

Di tích đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) được mở cửa trở lại chính thức vào ngày 9/2 vừa qua cũng đón nhận không khí mới. Đặc biệt năm nay, BQL di tích đã kiên quyết dẹp “loạn” người đổ về khấn thuê, sắp lễ thuê ồn ào của những năm trước. Nhiều người dân nói lần đầu tiên sau nhiều năm đi lễ đền Bà Chúa kho được cảm nhận không khí dễ chịu, bình yên như năm nay. Có thể nói, việc các di tích, cơ sở thờ tự mạnh tay “dẹp” các vấn nạn thiếu văn minh, trật tự không đáng có từng tồn tại là điều có thể, vì vậy, kỳ vọng điều này sẽ được gìn giữ nhằm hướng tới văn hoá đi lễ văn minh, an lành đúng nghĩa.

Nhiều địa điểm tâm linh lớn khác như Tam Chúc (Hà Nam) cũng ghi nhận sự trật tự đáng quý, yêu cầu đảm bảo 5K cao khi đón người dân đi tham quan, đi lễ. Hầu hết các đền, chùa, di tích… cũng đã sẵn sàng các phương án cho sự trở lại an toàn và văn minh. Đây cũng là những tín hiệu mừng tạo sự yên tâm cho du khách khi có ý định đi lễ đầu năm.

MỘC MIÊN

Tin cùng chuyên mục

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp  tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”. Chương trình là dịp bày tỏ lòng biết ơn đối với những thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) -Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phân công cho 7 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày bắt đầu từ ngày 27/4 đến 1/5/2024. Với thời tiết được dự báo nắng nóng, oi bức, các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn Thủ đô dự kiến sẽ thu hút đông đảo du khách tham quan. Hiện, Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng các phương án cho việc dự kiến đón 5 vạn khách vào dịp này.