Ký sự Syria của nhà báo Lê Bình: Copy, giả tạo và giá như...

Chia sẻ

PNTĐ-Hiếm có khi nào thấy ký sự về một cuộc chiến đau thương lại khiến người xem… bật cười như thế. Ngay sau đó, ký sự này còn bị tố copy ý tưởng của một nữ nhà báo Nga...

 
Thời gian vừa qua, “Ký sự Syria - góc nhìn từ bên trong cuộc chiến” phát trên VTV 24h, do nữ nhà báo Lê Bình và ekip thực hiện thực sự đã gây nên một cơn “chấn động” trong dư luận. Hiếm có khi nào thấy ký sự về một cuộc chiến đau thương lại khiến người xem… bật cười như thế. Ngay sau đó, ký sự này còn bị tố copy ý tưởng từ ký sự Syria của một nữ nhà báo Nga thực hiện từ năm 2014, gây nên cơn chấn động dư luận khác.

 
Ký sự Syria của nhà báo Lê Bình: Copy, giả tạo và giá như... - ảnh 1
Hình ảnh nhà báo Lê Bình khóc trong ký sự gây xôn xao dư luận 
 
Việc tố nhà báo Lê Bình “đạo” ý tưởng từ ký sự của kênh truyền hình 24 (Nga) rất có lý là bởi cách dẫn dắt câu chuyện có phần tương đồng, đặc biệt là đoạn đi trong địa đạo rồi đột nhiên ngừng lại "Suỵt... IS ở ngay trên đầu chúng tôi" là giống, rồi những câu chuyện kể về tội ác IS từ các người dân cũng na ná nhau. Với những chứng cứ này, rất khó để nói rằng nhà báo Lê Bình khi xây dựng kịch bản đã không có sự học hỏi, ảnh hưởng nào đó. Chỉ tiếc rằng, việc “học hỏi” một chương trình đã phát sóng từ năm 2014 lại là điều đáng hổ thẹn với người làm thông tin thời sự.
 
Ở ký sự của Nga, một Syria tang thương, đẫm máu với những câu chuyện cảnh đời được khắc họa sống động, phần nào cho thấy sự đau đớn của chiến tranh mà người xem muốn lạnh xương sống. Hình ảnh cô phóng viên Nga thật sự suýt chết hụt khi đạn xẹt qua người đều có thể thấy. Còn ký sự của Lê Bình tiếp tục nhận những chỉ trích gay gắt, không phải chỉ từ dư luận mà từ cả những người chứng kiến cuộc chiến là Đại sứ Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria, hay những người từng tham gia phóng viên chiến trường, những người hiểu cục diện cuộc chiến này…
 
Và, nếu phóng sự của truyền hình Nga chân thực bao nhiêu, thì ký sự của Lê Bình trên VTV 24h lại… giả tạo bấy nhiêu. Không cần là người hiểu chiến sự, không cần là người từng kinh qua chiến tranh, một người bình thường xem cũng có ngay cảm giác, nữ phóng viên cùng ekip của mình đang dạo quanh một “bảo tàng” nào đó về chiến sự, có hướng dẫn viên kể lại những câu chuyện như người ta vẫn làm ký sự ở các địa danh lịch sử. Hầu hết những hình ảnh về chiến tranh, về tội ác man rợ của IS đều là hình ảnh tư liệu lồng ghép vào. Bởi vậy, sự phản ứng dữ dội của khán giả khi xem đến đoạn nhà báo Lê Bình mặc đẹp lộng lẫy khóc thút thít cảm thương câu chuyện IS mổ bụng người mẹ có bầu, lôi thai nhi ra cắt đầu… là tất nhiên.
 
 Nữ nhà báo Nga trên ký sự của Nga mặc rất đơn giản, năng động, mọi hành động đều nhanh nhẹn khiến người ta thấy được sự liên tục của hình ảnh, sự khẩn cấp của cuộc chiến, thì nhóm phóng viên VTV24 lại đi lại thảnh thơi, như đang đi du lịch, ngay cả lúc đi vào địa đạo, cách thì thào cũng vẫn “nhí nhảnh”, nên chuyện rơi nước mắt thành ra bị cường điệu quá mức cần thiết. Đấy là chưa kể, một số người còn chỉ ra cách hỏi chuyện với người lính của phóng viên khá vô duyên và “nông” kiến thức về cuộc chiến…  
 
Nhà báo Lê Bình từng trần tình rằng, ban đầu các chị đến Syria mục đích là đi phỏng vấn chứ không hoàn toàn là đi vào vùng chiến sự. Giá như nếu ekip thực hiện vẫn giữ nguyên ý định ban đầu, là chỉ nhìn nhận về những gì đang diễn ra, phỏng vấn người dân, người lính để thấy được tình hình hiện tại, nhìn về quá khứ mà không “gắn mác” là “góc nhìn từ phía trong cuộc chiến” có thể ký sự sẽ được nhìn nhận khác đi, và việc VTV khen thưởng Lê Bình và ekip sẽ đúng giá trị hơn. Bởi dẫu sao, Lê Bình cũng như BTV Vân Anh là phụ nữ, dám đi đến những nơi còn tiếng súng nổ, còn cảnh tên bay đạn lạc như vậy là điều dũng cảm không phải ai cũng làm được.
 
Nhưng, vì gắn cho ký sự quá nhiều cái mác, từ chuyện cảnh báo cẩn trọng khi xem bởi có nhiều cảnh bạo lực (chỉ là tư liệu), đến việc nói về 3 lần suýt chết rồi những tâm sự rằng “thành công lớn nhất là thoát chết trở về”… bỗng chốc thành câu chuyện tầm phào, khi xem ký sự không cảm nhận được chút nào “từ trong cuộc chiến”.
 
Thiết nghĩ, có lẽ cái lỗi lớn nhất chính là lỗi Lê Bình và ekip đã cố tình “khoác” lên mình những “trọng trách”, những “giá trị” vượt ra bên ngoài khung hình dẫn đến phản tác dụng, gây mất lòng tin của khán giả.
Thu Mây

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc triển lãm ảnh “Hà Nội Phát triển - Đổi mới - Hội nhập”

Khai mạc triển lãm ảnh “Hà Nội Phát triển - Đổi mới - Hội nhập”

(PNTĐ) - Chiều 8/10, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hà Nội Phát triển - Đổi mới - Hội nhập” tại Trung tâm Thông tin triển lãm Hà Nội. Tới dự có Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Huy Cường; Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Nội Tô Quang Phán cùng đại diện các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội.
65 nhà thiết kế Bắc - Trung - Nam tham gia “Đêm hội áo dài” tôn vinh văn hóa Việt

65 nhà thiết kế Bắc - Trung - Nam tham gia “Đêm hội áo dài” tôn vinh văn hóa Việt

(PNTĐ) - Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt, đó là trang phục không thể thiếu trong trong các sự kiện quan trọng của đất nước, của dân tộc. Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài không ngừng biến đổi nhưng vẫn luôn gìn giữ tính truyền thống, góp phần tôn vinh giá trị văn hóa Việt.
Khôi phục bộ môn thuyền rồng, đưa thể thao gắn với văn hóa, du lịch

Khôi phục bộ môn thuyền rồng, đưa thể thao gắn với văn hóa, du lịch

(PNTĐ) - Ông Phạm Xuân Tài - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí về Bơi chải Thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 cho biết, Hà Nội không dừng lại ở một giải thể thao đơn thuần mà gắn với văn hoá, nhân văn, du lịch, tôn vinh di sản văn hóa Thủ đô. Giải Bơi chải Thuyền rồng mở rộng còn nhằm mục đích khôi phục môn bơi chải thuyền rồng từng nổi tiếng của Thăng Long- Hà Nội, quảng bá hình ảnh văn hóa Thủ đô.
Những Cửa ô ở Hà Nội: Chứng nhân lịch sử nghìn năm thăng trầm

Những Cửa ô ở Hà Nội: Chứng nhân lịch sử nghìn năm thăng trầm

(PNTĐ) - Hà Nội với 36 phố phường và 5 Cửa ô trong những vần thơ, câu hát đã khắc sâu trong tâm thức biết bao thế hệ người Việt. "Cửa ô" là danh xưng độc đáo, riêng biệt chỉ có ở Hà Nội. Cùng với thăng trầm của lịch sử, các Cửa ô ở Hà Nội được ví như những chứng nhân lịch sử đã đi cùng với sự phát triển của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.