Lan tỏa nét đẹp văn hóa về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) -Cùng với những hoạt động thăm hỏi, động viên, tặng quà người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023), các đơn vị đã tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt nhằm tri ân những người đã hi sinh xương máu vì nền độc tập tự do của dân tộc và góp phần lan tỏa mạnh mẽ nét đẹp văn hóa “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

 Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Bản hùng ca bất diệt” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức vào tối 19/7 nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2023).  Chương trình được truyền hình trực tiếp tại điểm cầu chính là nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và điểm cầu tại nghĩa trang liệt sĩ A1, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Tham dự tại điểm cầu nghĩa trang Hàng Dương có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các nguyên lãnh đạo, lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cùng các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Điện Biên tham dự tại điểm cầu nghĩa trang liệt sĩ A1, Điện Biên.

Chương trình nghệ thuật gồm 3 chương: Chương 1 "Việt Nam máu và hoa" viết nên những tháng ngày bi tráng mà hào hùng của cả dân tộc. Chương 2 "Những cánh hoa bất tử" nói lên chiến tranh không chỉ có đau thương khốc liệt thù hận, ở đó còn có nụ cười lạc quan, niềm tin, tình yêu, tình đồng đội. Chương 3 "Khúc ca hòa bình", là xúc cảm của ngày hôm nay, sự trân trọng giá trị của độc lập tự do, là thông điệp về khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam.

Phát biểu tại chương trình, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc đã viết nên bản anh hùng ca bất hủ về lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm. Lịch sử hào hùng cùng khát vọng phát triển, hòa bình, phồn vinh, hạnh phúc là nguồn lực tinh thần quý báu, tiếp thêm sức mạnh để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Đó cũng chính là sự đền đáp, tri ân có ý nghĩa cao cả, tốt đẹp nhất đối với các anh hùng, liệt sĩ.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” - ảnh 1
Tiết mục trong Chương trình nghệ thuật Bản hùng ca Bất diệt

Trong chương trình còn có cuộc gặp gỡ với những cựu tù Côn Đảo tại Nghĩa trang Hàng Dương, sau ngày giải phóng họ đã chọn ở lại với những đồng chí, đồng đội đã nằm lại với cát biển. Tại Nghĩa trang liệt sỹ A1 (tỉnh Điện Biên) có cuộc giao lưu với những người lính Điện Biên, họ đã viết tiếp bản hùng ca của đời mình và của đất nước trong thời bình.

Cũng nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tối ngày 17/7, Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Đi cùng năm tháng”. Năm nay, chương trình “Đi cùng năm tháng” được dàn dựng công phu, với nhiều hoạt cảnh xúc động và có ý nghĩa sâu sắc.Hoạt cảnh “Lê anh nuôi” với các tiết mục biểu diễn tung hứng bằng các dụng cụ nấu ăn của nhà bếp, nói về những đóng góp của lực lượng anh nuôi, tiếp phẩm trong kháng chiến. Hoạt cảnh “Nơi đảo xa” khắc họa hình ảnh chiến sĩ hải quân canh giữ biển đảo Tổ quốc. Hoạt cảnh “Vết chân tròn trên cát” với các màn tung hứng, đi xe đạp một bánh…  thể hiện hình tượng những chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ với tinh thần “tàn nhưng không phế”. Hoạt cảnh “Huyền thoại mẹ” câu chuyện và tiết mục xiếc tôn vinh sự hy sinh thầm lặng của những Mẹ Việt Nam anh hùng.

Được biết, nhiều năm nay, Liên đoàn Xiếc Việt Nam thường xuyên tổ chức chương trình nghệ thuật “Đi cùng năm tháng” kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 với mục đích tưởng nhớ và tri ân các anh hùng, những người đã đổ xương máu vì Tổ quốc. Theo NSND Tống Toàn Thắng, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Chương trình được tổ chức tại Rạp xiếc Trung ương vào các ngày: 17, 22 và 23/7/2023. Đây là lần thứ 5, Liên đoàn Xiếc Việt Nam dàn dựng và thực hiện chương trình nghệ thuật về nguồn, đền ơn đáp nghĩa qua ngôn ngữ xiếc. Chương trình là dịp để lan tỏa nét đẹp văn hóa dân tộc uống nước phải biết nhớ nguồn đến thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là các nghệ sỹ xiếc trẻ.

Lan tỏa nét đẹp văn hóa về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” - ảnh 2
Chương trình nghệ thuật "Màu hoa đỏ” với những giai điệu tự hào hướng tình cảm và trái tim mình tới những người có công với cách mạng 

Tiếp tục hành trình “Màu hoa đỏ” 15 năm qua, những giai điệu tự hào, những bài ca không quên lại tiếp tục được ngân lên, hướng tình cảm và trái tim mình tới những người có công với cách mạng vào tối 21/7. Chương trình nghệ thuật “Màu hoa đỏ” lần thứ 16 được Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo Báo Điện tử Đảng cộng sản phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, gồm 3 trường đoạn: Tổ quốc kháng chiến-Bản hùng ca người lính-Giai điệu tự hào là khúc tráng ca hào hùng tái hiện lại những ký ức về một “thời hoa lửa”. Ông Đoàn Quang Hải ở quận Hoàn Kiếm chia sẻ, những bài ca đầy ý nghĩa và tự hào cùng giai điệu hào hùng đã đưa khán giả chúng tôi trở lại một thời ký ức những năm tháng chiến đấu vẻ vang của dân tộc, để cảm thấy sâu sắc hơn nơi trái tim mình lòng biết ơn những người đã cống hiến máu xương cho độc lập, tự do của đất nước. Chương trình đã khép lại song dư âm vẫn còn mãi, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm chăm sóc người có công với cách mạng.

Ngày 23/7 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam cũng tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Vết chân tròn trên cát”. Với ý nghĩa tri ân những chiến sĩ đã viết nên biết bao trang sử hào hùng của dân tộc. Chương trình nghệ thuật “Vết chân tròn trên cát” gồm 3 chương: “Chín năm làm một Điện Biên, nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”, “Dòng sông hoa đỏ”, “Lũy đá bất tử”. Trong chương trình, các tiết mục ca múa nhạc đều được dàn dựng công phu, chứa đựng bức thông điệp mạnh mẽ về lòng quả cảm, sự anh dũng hy sinh vì Tổ quốc của thế hệ đi trước.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: "Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc, với Nhân dân, cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu giúp đỡ họ". Có thể nói, dịp kỷ niệm ngày Thương binh- Liệt sĩ năm nay, bên cạnh những hoạt động thăm hỏi, động viên, tặng quà các thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người có công mới cách mạng, mỗi Chương trình nghệ thuật tri ân người có công với cách mạng đều được dàn dựng công phu, mang đến nhiều cảm xúc sâu lắng cho khán giả. Qua các chương trình nghệ thuật góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời lan tỏa mạnh mẽ nét đẹp văn hóa về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đến công chúng Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bất ngờ với những tài năng trong đêm Chung kết Tiếng hát Hà Nội 2024

Bất ngờ với những tài năng trong đêm Chung kết Tiếng hát Hà Nội 2024

(PNTĐ) - Tối 25/12 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài, gây nhiều bất ngờ cho khán giả về chất lượng thí sinh của mùa giải này. Kết quả chung cuộc, thí sinh người Hà Tĩnh Nguyễn Mộc An đã giành ngôi vị quán quân của cuộc thi.
“Từ trái tim đến trái tim” để xây dựng một cộng đồng hạnh phúc

“Từ trái tim đến trái tim” để xây dựng một cộng đồng hạnh phúc

(PNTĐ) - Năm nay là lần thứ 5 tổ chức, cuộc thi Lan toả năng lượng tích cực của Báo Tuổi trẻ đã thu hút hơn 1.500 video dự thi từ độc giả trên toàn quốc. Các bài dự thi xoay quanh các chủ đề đa dạng như lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, cống hiến cho xã hội, nghị lực vượt qua nghịch cảnh, theo đuổi khát vọng và đam mê...
Đêm nhạc tưởng nhớ Nghệ sĩ, NGND Thái Thị Liên- Người Mẹ của những nghệ sĩ lớn

Đêm nhạc tưởng nhớ Nghệ sĩ, NGND Thái Thị Liên- Người Mẹ của những nghệ sĩ lớn

(PNTĐ) - Tối ngày 28 tháng 12 năm 2024 tới đây, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc đặc biệt “Tiếng đàn còn mãi ngân vang” để tưởng niệm Nghệ sĩ, Nhà giáo Nhân dân (NS NGND) Thái Thị Liên, 1 trong 7 người tham gia thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), người thầy đứng đầu ngành Piano đầu tiên và lâu nhất của nhà trường.