Lắng nghe “Cảm xúc tháng 6” qua triển lãm tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - “Cảm xúc tháng 6” là triển lãm của các tác giả là cán bộ, viên chức đang công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 58 năm ngày thành lập Bảo tàng (24/6/1966 – 24/6/2024).

Triển lãm “Cảm xúc tháng 6” trưng bày hơn 50 tác phẩm của 13 tác giả là những cán bộ, viên chức đang công tác tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sáng tác trong những năm gần đây, thể hiện sự nỗ lực trong chuyên môn và đam mê sáng tạo không ngừng của các tác giả.

Lắng nghe “Cảm xúc tháng 6” qua triển lãm tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - ảnh 1
Các tác giả tham gia triển lãm “Cảm xúc tháng 6”

Sự tích lũy nguồn năng lượng, kinh nghiệm từ cuộc sống cùng với môi trường thuận lợi được tiếp xúc trực tiếp các hiện vật, tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu của dân tộc đã tạo điều kiện để mỗi cá nhân nâng cao nhận thức, mở rộng tầm nhìn cùng quan niệm trong những sáng tác của mình.

Các tác phẩm phong phú về đề tài và chất liệu thể hiện, giàu tính hiện thực, đậm chất nhân văn. Một số tác phẩm có khả năng khái quát tư duy cao, mang phong cách cá nhân rõ nét.

Lắng nghe “Cảm xúc tháng 6” qua triển lãm tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam - ảnh 2
Tác phẩm tại Triển lãm

“Cảm xúc tháng 6” thể hiện sự tiếp nối truyền thống sáng tác và hoạt động chuyên môn của các thế hệ cán bộ, viên chức của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Triển lãm như một sự chia sẻ về cảm xúc đặc biệt của các tác giả với công chúng yêu nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Bảo tàng.

Triển lãm sẽ mở cửa đến hết ngày 30/6/2024 tại tầng 1, nhà B, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Những thách thức phát triển nguồn lực văn hóa trong xây dựng và phát triển Thủ đô

Bài 2: Những thách thức phát triển nguồn lực văn hóa trong xây dựng và phát triển Thủ đô

(PNTĐ) - Nguồn lực văn hóa là sức mạnh vừa hữu hình, vừa vô hình, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, của đất nước bền vững theo hướng nhân văn, nhân bản. Dưới góc độ phát huy nguồn lực văn hóa, chúng ta có thể thấy chính quyền và nhân dân Hà Nội đã có một quá trình phấn đấu lâu dài về mục tiêu phát triển văn hóa Thủ đô. Tuy nhiên sự nghiệp này vẫn còn rất nhiều thách thức.
Sẵn sàng cho đại tiệc Điện ảnh- Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Sẵn sàng cho đại tiệc Điện ảnh- Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(PNTĐ) - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội (LHP) lần thứ 7 (HANIFF VII) sẽ diễn ra. Tại cuộc họp về tiến độ triển khai công tác tổ chức LHP của Bộ VHTTDL, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết, HANIFF VII đã kêu gọi được hơn 500 tác phẩm từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Con số này báo hiệu một mùa Liên hoan vô cùng sôi động.
Đêm nhạc “Góp nắng yêu thương” vì học sinh bị ảnh hưởng bão lũ

Đêm nhạc “Góp nắng yêu thương” vì học sinh bị ảnh hưởng bão lũ

(PNTĐ) - Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra đêm nhạc “Góp nắng yêu thương” nhằm góp tiền ủng hộ học sinh vùng bị ảnh hưởng bão lũ với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Siu Black, ca sĩ Hồ Quang Tám, nhạc sĩ - ca sĩ Dương Trường Giang, nhà báo Ngô Bá Lục... Đêm nhạc đã diễn ra thành công với 266 triệu đồng được đóng góp cho quỹ “Ánh đèn sau lũ”.
“Ngại mặc áo dài là bởi chưa tìm thấy vẻ đẹp đích thực của áo dài”

“Ngại mặc áo dài là bởi chưa tìm thấy vẻ đẹp đích thực của áo dài”

(PNTĐ) - Sáng 1/10, trong khuôn khổ chương trình Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 (từ ngày 01/10 đến hết 20/10/2024) tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội phối hợp với CLB Đình Làng Việt và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm “Áo dài truyền thống - Giá trị văn hóa, bảo tồn và phát triển trong bối cảnh đương đại” với sự tham gia của nhiều chuyên gia, NTK, đặc biệt là các bạn trẻ yêu và muốn tìm hiểu về áo dài truyền thống.