Lễ hội đền Sóc khai hội vào sáng mùng 6 Tết âm lịch

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Lễ khai hội Gióng đền Sóc 2024 sẽ chính thức khai mạc vào sáng 15/2/2024, tức ngày mùng 6 Tết Giáp Thìn, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Chính hội diễn ra từ ngày mùng 6 - 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn.

Là sự kiện quan trọng bậc nhất trong đời sống văn hoá - tín ngưỡng của người dân huyện Sóc Sơn nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung, lễ hội Gióng đền Sóc hàng năm thu hút hàng triệu du khách thập phương tìm về trẩy hội mỗi độ Xuân về.

Theo UBND huyện Sóc Sơn, đến thời điểm này công tác chuẩn bị cho Lễ hội Đền Sóc năm 2024 đã hoàn tất. Hiện nay, các lễ vật do 8 thôn chuẩn bị đã hoàn tất từ sớm. Người dân đã rất háo hức, sẵn sàng cho lễ hội lớn này. Điểm mới của Lễ hội Sóc năm nay, đó là lễ khai mạc sẽ được lùi muộn 1 tiếng so với mọi năm, tức là 7h30 ngày 15/2 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng) sẽ khai hội. Việc tổ chức muộn nhằm tạo điều kiện cho người dân và du khách được tham dự lễ hội đông hơn. Phần Hội gồm các hoạt động như thi đấu thể dục thể thao, các trò chơi dân gian, hoạt động biểu diễn nghệ thuật...

Lễ hội đền Sóc khai hội vào sáng mùng 6 Tết âm lịch - ảnh 1
Lễ hội Gióng đền Sóc. Ảnh ITN

Để Lễ hội Đền Sóc năm 2024 thành công, UBND huyện Sóc Sơn yêu cầu lực lượng an ninh đảm bảo trật tự, an toàn cho du khách về dự lễ hội. Đồng thời, điều tiết, phân làn, chống ùn tắc giao thông, không để xảy ra cháy nổ khu vực tổ chức lễ hội. UBND huyện cũng yêu cầu lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm có thể xảy ra trong Lễ hội đền Sóc năm 2024, như các hành vi lợi dụng lễ hội để trục lợi, tổ chức trò chơi mang tính cờ bạc, các hành vi gian lận thương mại, dịch vụ…

Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc được chỉnh trang lòng đường, vỉa hè gọn gàng. Khuôn viên khu di tích được dọn dẹp phong quang, sạch đẹp. Điểm mới của Lễ hội Gióng đền Sóc năm nay là sẽ siết chặt các hoạt động trông giữ xe, bảo đảm an ninh trật tự cho người dự hội; nghiêm cấm việc nâng giá bán sản phẩm, buôn bán hàng giả, hàng nhái, ấn phẩm mê tín dị đoan tại lễ hội. Ngoài ra, Ban tổ chức đã mở rộng thêm khu vực hội để tổ chức các chương trình nghệ thuật và trò chơi dân gian.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Hồ Việt Hùng, Trưởng ban tổ chức Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024, công tác tổ chức Lễ hội sẽ được chuẩn bị chu đáo, các nội dung thiết thực, nghi lễ trang trọng, bảo đảm an toàn, tiết kiệm và lành mạnh. Tại các ban thờ, Ban tổ chức sẽ bố trí lực lượng đón tiếp khách, hướng dẫn du khách hành lễ trang nghiêm, văn minh. Qua đó, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của các cấp, các ngành và nhân dân trong việc nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy giá trị của lễ hội và di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc.

Quần thể khu di tích Đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, gồm 6 công trình: Đền Hạ (đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội, với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như Lễ mộc dục, lễ rước, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa…

Lễ hội đền Sóc khai hội vào sáng mùng 6 Tết âm lịch - ảnh 2
Kiệu giò hoa tre thu hút đông đảo người dân và du khách đến với Lễ hội. Ảnh ITN

Thu hút sự quan tâm lớn nhất của đông đảo người dân và du khách đến Lễ hội là kiệu giò hoa tre. Hoa tre trong lễ hội đền Sóc là một hình ảnh mang tính biểu tượng. Đó là sự kết tinh, hội tụ tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc trong phòng, chống thiên tai địch họa, cũng như các cuộc trường chinh đấu tranh chống giặc ngoại xâm. 

Tục truyền, Thánh Gióng đánh giặc Ân bằng cây gậy sắt dài hơn 10 trượng. Gậy sắt gãy, Thánh Gióng đã nhổ những khóm tre Đằng Ngà để đánh giặc. Khi đánh về tới huyện Sóc Sơn thì cây tre bị dập nát, bông lên nhuộm với màu của bụi đường nên trông giống như những bông hoa có màu vàng óng.

Để tưởng nhớ công ơn của Ngài vào mỗi dịp Xuân về, hội mở dân làng Vệ Linh (xã Phù Linh) lại làm ra những bông hoa bằng tre, lấy quả dành dành trên núi nhuộm vào phần tơ bông tạo nên hàng ngàn những bông hoa tre tuyệt đẹp để dâng lên đức Thánh Gióng, cầu mong được sức khỏe trường an, phúc lộc…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.