Lễ hội đền Sóc năm 2025 được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 3 - 5/2

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội dịp đầu xuân năm mới, năm nay, lễ hội Gióng đền Sóc sẽ được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 3 - 5/2, tức mùng 6 - 8 Tết Ất Tỵ.

Lễ hội Gióng đền Sóc tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, Sóc Sơn  là một trong những lễ hội lớn nhất của thành phố Hà Nội, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010.

Lễ khai hội diễn ra từ 6 giờ 30 phút sáng mùng 6 Tết gồm các hoạt động dâng hương, rước lễ, tế lễ của các thôn làng. 8 lễ vật theo truyền thống được các thôn làng cung tiến gồm giò hoa tre, thần mã (ngựa chiến), voi chiến, trầu cau, ngà voi, cỏ voi, nữ tướng trẻ và cầu húc.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn, Trưởng ban tổ chức lễ hội Gióng đền Sóc năm 2025 Hồ Việt Hùng, điểm nổi bật trong lễ hội Gióng đền Sóc 2025 tập trung vào phần hội. Đặc biệt nghi thức Kéo mỏ của thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và tiếp tục được tổ chức tại lễ hội đền Sóc nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương.

Lễ hội đền Sóc năm 2025 được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 3 - 5/2 - ảnh 1
Lễ hội đền Sóc năm 2025 được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 3 - 5/2

Để bảo đảm lễ hội diễn ra an toàn, Ban Tổ chức lễ hội và chính quyền địa phương sẽ tổ chức trông giữ phương tiện cho du khách theo quy định; bố trí sắp xếp hàng quán ngăn nắp; nghiêm cấm việc nâng giá, bán hàng rong, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng... Các hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật sẽ được tổ chức xuyên suốt những ngày diễn ra lễ hội tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Sóc.

Khác với mọi năm, hội thi đấu vật thay đổi phương thức tổ chức, thay vì thành lập đội và đăng ký từ đầu thì du khách thập phương có thể đăng ký tại khu vực tổ chức hội thi và tham gia thi đấu. Điều này tạo nên một sân chơi mở cho tất cả người dân và khách thập phương du xuân lễ hội.

Theo chỉ đạo của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài, các địa phương phải bám sát kịch bản chi tiết đã được phê duyệt; tuân thủ nghiêm Nghị định số 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội và Thông tư số 04/2023/TT-BTC về thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức. Các nghi lễ cần được thực hiện đúng truyền thống văn hóa, đồng thời bảo đảm nếp sống văn minh và quy tắc ứng xử của thành phố, đặc biệt là tại nơi thờ tự…

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phát triển văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số

Phát triển văn hóa đọc trong thời đại công nghệ số

(PNTĐ) - “Tôi rất thích đọc sách, không chỉ là thư giãn, giải trí mà từ đó còn tìm ra những lời khuyên, tri thức mới áp dụng vào cuộc sống. Hiện nay bên cạnh những cuốn sách giấy, chỉ cần chiếc điện thoại thông minh tải ứng dụng phù hợp là tôi có thể tranh thủ đọc sách điện tử ở bất cứ đâu”- Những chia sẻ này của một bạn đọc phần nào cho thấy, trong thời đại công nghệ số, văn hóa đọc ở nước ta vẫn nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng, song đã có thay đổi ở phương thức tiếp cận.
Di tích Nhà tù Hỏa Lò - Đổi mới để hấp dẫn du khách

Di tích Nhà tù Hỏa Lò - Đổi mới để hấp dẫn du khách

(PNTĐ) - Thời gian qua, Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò luôn quan tâm nâng cấp trải nghiệm tham quan của du khách. Qua đó, nội dung lịch sử được truyền tải đến du khách qua lời dẫn chuyện của thuyết minh viên kết hợp với âm thanh sống động, phù hợp. Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho mọi du khách.