Lễ hội Gióng diễn ra từ ngày 6 - 8 Tết Quý Mão

N.MAI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng mai, mùng 6 tháng Giêng năm Quý Mão 2023 (tức ngày 27/1/2023), lễ hội Gióng sẽ được khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).

Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội dịp đầu Xuân năm mới. Lễ hội Gióng ở đền Sóc được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại từ năm 2010. Lễ hội Gióng ở đền Sóc được tổ chức từ ngày mùng 6 - 8 tháng Giêng hàng năm, để ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng.

Năm nay, lễ khai hội Gióng sẽ được diễn ra sớm hơn, bắt đầu từ 6 giờ 30 phút, thay vì 7 giờ 00 phút như mọi năm. So với mọi năm, phần lễ không có quá nhiều thay đổi. Sau lễ dâng hương, đánh trống khai hội, đọc văn tế là lễ rước và lễ tế của các thôn làng. Điểm nổi bật khác biệt trong mùa lễ hội Gióng 2023 sẽ tập trung vào phần hội với nhiều nét mới. Theo đó, các trò chơi dân gian tiếp tục được Ban tổ chức lễ hội duy trì. Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng sẽ được tổ chức xuyên suốt những ngày diễn ra lễ hội.

Lễ hội Gióng diễn ra từ ngày 6 - 8 Tết Quý Mão - ảnh 1

Lễ hội Gióng 2023 sẽ là lần đầu tiên nghi thức Kéo Mỏ được trình diễn và cuộc thi cầu húc được tổ chức. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Hồ Việt Hùng, sau thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19, lễ hội năm nay dư báo sẽ thu hút rất đông du khách thập phương, nhân dân cùng tham gia.

Để bảo đảm an toàn cho lễ hội, huyện Sóc Sơn đã chủ động các kế hoạch ứng phó với khả năng tăng đột biến lượng khách tham gia lễ hội; tháo gỡ những khó khăn về bến bãi đỗ xe, ngăn ngừa nguy cơ phát sinh dịch vụ trông giữ xe tự phát gây mất an ninh trật tự, ùn tắc cục bộ. Các hoạt động văn hóa sẽ tổ chức tại nhiều điểm trong không gian di sản nhằm  giảm tải việc tập trung đông người. Đến nay, công tác chuẩn bị cho lễ hội Gióng Xuân Quý Mão 2023 đã cơ bản hoàn thành.

Trung tâm Quản lý khu di tích đã sẵn sàng cho các nghi thức tâm linh; hoàn thành công tác vệ sinh môi trường, trang trí khánh tiết, cải tạo không gian và các sân chơi... Phối hợp với Công an huyện Sóc Sơn xây dựng kế hoạch, đảm bảo an ninh trật tự trong các ngày diễn ra lễ hội, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm an ninh trật tự và bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy.

Với sự chuẩn bị chu đáo, địa phương tin tưởng lễ hội Gióng năm 2023 sẽ thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể lễ hội Gióng và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách thập phương.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.