Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc (Hà Nội)

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 6/2 (tức mùng 9 Tết), làng Triều Khúc (Hà Nội) lại nhộn nhịp người dân tham gia lễ hội. Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc đã thu hút hàng nghìn người dân và khách thập phương tới tham dự. Điểm nhấn đặc sắc của Lễ hội chính là màn trai giả gái đeo trống nhảy điệu “con đĩ đánh bồng” đầy ấn tượng.

Hàng năm, từ ngày mùng 9-12 tháng Giêng, dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) lại thành kính, tự hào tổ chức lễ hội truyền thống tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, người Anh hùng đã phát động cuộc khởi nghĩa thắng lợi chống ách đô hộ của quân xâm lược phương Bắc tại Tống Bình (Hà Nội xưa) và công ơn tổ nghề thao đã mang lại cuộc sống ấm no cho dân làng. 

Theo các cao niên trong làng, Lễ hội làng Triều Khúc có từ xa xưa. Vào thời kỳ chiến tranh, dân làng ở đây không có điều kiện tổ chức lễ hội. Hòa bình lập lại, dân làng khôi phục việc tế lễ ở đình. Năm 1989, dân làng bắt đầu khôi phục lễ rước và tổ chức lễ hội đều đặn. Trước đây, dân làng Triều Khúc năm nào cũng tổ chức hội lớn. Tuy nhiên, sau khi lễ hội được khôi phục lại, dân làng quy định 3 năm tổ chức đại cờ phước một lần. Vào những năm tổ chức tiểu cờ phước, dân làng chỉ tổ chức rước kiệu long đình và thực hành tế lễ tại đình.

Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc (Hà Nội)  - ảnh 1
Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc được tổ chức vào Mùng 9 tháng Giêng hàng năm.

Mở đầu lễ hội là nhiều nghi thức quan trọng, trong đó là dâng hương, lễ rước sắc, lễ nhập tịch, tế lễ...

Lễ hội làng Triều Khúc có nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc, trong đó, điểm nhấn chính là màn trai giả gái đeo trống nhảy điệu “Con đĩ đánh bồng” thu hút nghìn người dân và khách thập phương đến xem. Ban tổ chức cho biết, điệu múa "con đĩ đánh bồng" là điệu múa cổ, điểm dễ nhận diện là con trai trong làng đóng giả làm gái, bôi phấn chát son, đầu chít khăn mỏ quạ, váy nhiễu màu đen với những dải màu ngũ sắc, vừa múa nhún nhảy, vừa vỗ trống bồng đeo trước bụng một cách nhí nhảnh, duyên dáng.

Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc (Hà Nội)  - ảnh 2
Điệu múa "con đĩ đánh bồng" là điệu múa cổ

“Con đĩ đánh bồng” là sảnphẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân làng Triều Khúc. Để biểu diễn được điệu nhảy này thì đội nhảy phải là những nam giới được tuyển chọn kĩ càng. Những người nam được chọn phải là trai chưa vợ, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú và có tài nhảy múa.

Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc (Hà Nội)  - ảnh 3
Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài (giữa)kiểm tra công tác chuẩn bị tại
Lễ hội làng Triều Khúc.

Trước đó, sáng ngày 6/2, Đoàn kiểm tra liên ngành TP Hà Nội do Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Lễ hội được đánh giá là vẫn giữ được nét đẹp lễ hội truyền thống, nó mang cốt cách, nét đẹp tâm linh của Thủ đô Hà Nội với lịch sử hàng ngàn năm văn hiến.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).