Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội

M.N
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng nay (6/3), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) lần thứ 10, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

389 nghệ sĩ được trao tặng và truy tặng các danh hiệu cao quý trong đợt này, trong đó có 125 NSND và 264 NSƯT. Đây là những gương mặt tinh hoa, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, nhiều cống hiến trong phát triển văn hóa nghệ thuật dân tộc. 

Theo Bộ VHTTDL, Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT không chỉ là sự kiện mang tính nghi thức, còn là trách nhiệm của ngành. Đây là sự tôn vinh các nghệ sĩ thông qua danh hiệu cao quý, từ đó thúc đẩy năng lực sáng tạo, khát vọng cống hiến của văn nghệ sĩ. Đồng thời, sự kiện thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước với văn nghệ sĩ, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội - ảnh 1
Một tiết mục sẽ biểu diễn trong lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 - Ảnh: Tổ quốc

 Trong ngày 5/3, lãnh đạo Bộ VHTTDL đã dự lễ tổng duyệt chương trình Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10. Theo đánh giá, chương trình nghệ thuật tại lễ trao tặng gồm nhiều tiết mục đặc sắc, mang màu sắc mới mẻ, đảm bảo tính chính trị, nghệ thuật và đậm nét tôn vinh sự cống hiến của các nghệ sĩ . Đặc biệt, chương trình có sự tham gia của chính các nghệ sĩ được vinh dự đón nhận các danh hiệu cao quý như NSND Thanh Lam, NSND Thanh Thúy, NSND Mai Hoa.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.