Lên Tây Bắc chơi trò ném còn ngày Xuân

Chia sẻ

Với người Việt cổ xưa, trò chơi ném còn thường dành cho nữ giới, con nhà quý phái… Đối với các dân tộc Mường, Tày, Thái, Mông…, ném còn không chỉ là một trò chơi mà còn là dịp để trai gái giao lưu với nhau trong dịp hội Xuân.

Độc đáo ném còn…

Không ai rõ trò chơi ném còn ngày Xuân có từ bao giờ nhưng cứ mỗi độ Xuân về, khi sắc đào, mơ nở rộ, rực rỡ cả những cánh rừng, thì ở các bản làng Tây Bắc, các chàng trai, cô gái bản lại cùng nhau chơi trò ném còn. Nếu lên Tây Bắc vào dịp này, du khách cũng sẽ được trải nghiệm, hoà cùng không khí sôi động của người dân nơi đây…

Ném còn làNém còn không chỉ là trò chơi mà còn là dịp để trai gái giao lưu với nhau (Ảnh:  Minh họa)

Trò chơi ném còn được tổ chức vào những ngày Tết, ngày hội khi mùa màng đã gặt hái xong. Trước đó, tại một bãi đất bằng phẳng, người ta đã dựng sẵn một cây mai hoặc cây tre cao từ 9-15m làm cột, đỉnh cột được uốn vòng tròn có đường kính khoảng 50cm làm đích ném, dám giấy mỏng, một bên màu đỏ, một bên màu vàng tượng trưng cho âm – dương.

Trước ngày lễ hội, các cô gái khâu những quả còn bằng nhiều múi vải màu, to bằng nắm tay trẻ con, bên trong nhồi thóc và hạt bông (thóc nuôi sống con người, bông cho sợi dệt vải), thể hiện khát vọng sinh sôi nảy nở. Quả còn có các tua vải nhiều màu trang trí và có tác dụng định hướng trong khi bay.  

Ngày hội ném còn (tung còn) diễn ra trong không khí náo nhiệt, rộn rã từ sáng mồng Một. Trò chơi ném còn không phân biệt lứa tuổi, nên thu hút rất nhiều lứa tuổi tham gia. Mọi người tụ tập đông đúc quây kín sân ném còn.

Mở đầu cuộc chơi là phần nghi lễ, thầy mo sẽ dâng hai quả còn làm lễ trời đất, cầu mong cho bản làng bình yên, mùa màng tươi tốt, trâu lợn đầy đàn, mọi nhà no ấm. Sau đó, thầy mo sẽ tung hai quả còn đã được ban phép để mọi người tranh cướp, khai cuộc chơi. Tung đòi hỏi có sức khoẻ và sự khéo léo, hai đội chơi sẽ đứng đối diện nhau qua cây còn. Quả còn sẽ được tung lên cao nhằm hướng vòng còn trên đỉnh cột, quả còn vút qua ngọn cột tre, những dây tua ngũ sắc cũng lướt xòe ra với màu sắc rực rỡ trông rất đẹp.

Người tung quả còn qua chiếc vòng trên đỉnh cột.Người tung quả còn qua chiếc vòng trên đỉnh cột. (Ảnh: Báo Quảng Ninh)

Ở dân tộc vùng miền khác nhau, cách chơi hay nghi thức thực hành cũng ít nhiều có nét khác nhau. Như người Thái có cách ném “còn vòng” và “còn xai”. Ném “còn vòng”, người chơi cầm gần cuối đoạn dây vải quay quả còn vài vòng theo chiều kim đồng hồ rồi tung về phía ngọn nêu làm sao để quả còn bay lên lọt qua vòng tròn là thắng cuộc và được xem như là người sẽ có nhiều may mắn. Đây cũng là cách chơi phổ biến.

“Còn xai” là một hình thức giao duyên, trong đó nam thanh nữ tú chưa vợ chưa chồng được chia làm hai hàng đối xứng nhau. Đôi bạn nào để ý đến nhau sẽ ném còn cho nhau. Nếu ai bắt trượt làm quả còn rơi xuống đất sẽ phải có quà tặng cho người tung, thường là chiếc khăn piêu, vòng bạc…

Ở Mường Lò (Yên Bái), người dân nơi đây có hình thức chơi “còn xổm”: người chơi đứng thành vòng tròn, xen kẽ một nam một nữ. Người chơi phải tung còn. Theo thứ tự vòng tròn, ai cũng được tham gia…. Các cộng đồng dân tộc đều có chung quan niệm, khi tung hay ném còn, quả còn được bay cao sẽ mang đi rủi ro, bệnh tật… và ban lại sự may mắn, tốt đẹp cho năm mới. Vì vậy, khi ném còn, ai cũng cố ném thật cao, vươt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời xua đi mọi điều bất hạnh và người đón còn thế nào cho khéo không để còn rơi xuống đất… Ném còn trúng vòng tròn và xuyên thủng làm rơi giấy là âm – dương giao hoà, cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu.

Nét văn hoá đặc sắc của dân tộc

Ném còn đòi hỏi người tham gia không chỉ có sức khoẻ để thực hiện các động tác vung tay, ném mạnh, chạy nhanh mà còn đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo khi tung, bắt cũng như khả năng quan sát để các động tác phai chính xác, giúp cho quả còn rơi trúng và vòng tròn. Đây không chỉ là môn thể thao giúp rèn luyện thể lực, tinh thần sáng khoái, mà còn có ý nghĩa gắn kết tình làng nghĩa xóm và các dân tộc anh em.

Đặc biệt, trò chơi ném còn là một nghi thức văn hoá đặc sắc của dân tộc. Khi trò chơi ném còn, đồng bào còn gửi gắm những khát vọng, và mong muốn trong trò chơi dân gian đặc sắc này. Đồng bào dân tộc Thái coi việc tung còn để gửi gắm về sự hoà hợp âm – dương và mong muốn con cái trong nhà đông đúc. Với đồng bào Mường, ném còn là dịp để các chàng trai, cô gái gặp gỡ, tìm hiểu và kết duyên với nhau. Trò chơi ném còn ở người Tày mang ý nghĩa cầu mùa. Quả còn là biểu tượng của rồng, tượng trưng cho hồn núi, non, sông, nước… với mong muốn mưa thuận, gió hoà, năm mới mùa màng bội thu.

Trước khi khép hội, thầy mo sẽ rạch quả còn thiêng (đã được ban phép) lấy hạt bên trong (thường là hạt thóc, bông, đậu…), tung lên để mọi người cùng hứng lấy vận may. Đồng bào tin rằng, hạt giống này sẽ mang lại mùa màng bội thu và may mắn vì đã được ban phép của tổ tiên, thân linh và truyền hơi ấm của những bàn tay nam, nữ.

Ở nhiều vùng, để chuẩn bị cho trò chơi ném còn, các gia đình thường sửa soạn mâm cơm cúng mang ra bãi tổ chức hội để làm lễ. Bên cạnh những sản vật của nghề nông, trên mâm cúng luôn có 1 cặp còn (hoặc đĩa còn) thể hiện linh vật mang tính dương, biểu tượng của cái mạnh, của sự sinh sôi, nảy nở…

Đến nay, ném còn đã trở thành trò chơi, lễ hội chung, phổ biến của nhiều cộng đồng dân tộc. Các huyện biên giới của 3 nước Việt - Lào - Trung còn tổ chức Lễ hội ném còn thường niên 2 năm 1 lần nhằm xây dựng tình đoàn kết, gắn bó, hữu nghị giữa nhân dân các huyện biên giới của ba nước có chung đường biên giới; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị hợp tác. Đây cũng là một trò chơi dân gian trong văn hoá dân tộc đặc sắc của vùng núi cao Tây Bắc, trở thành “đặc sản” du lịch được nhiều du khách thích thú trải nghiệm.

TÚ AN (t/h)

Tin cùng chuyên mục

Long Nhật gây xôn xao khi đột ngột từ chức Chủ tịch Hội đồng giám khảo 2 cuộc thi sắp diễn ra

Long Nhật gây xôn xao khi đột ngột từ chức Chủ tịch Hội đồng giám khảo 2 cuộc thi sắp diễn ra

(PNTĐ) - Ca sĩ Long Nhật đang gây chú ý khi vừa đột ngột tuyên bố từ chức Chủ tịch Hội đồng giám khảo của hai cuộc thi: Giọng ca vàng Bolero Việt Nam và Tình ca Quê hương Việt Nam do Trung tâm Giọng ca vàng Việt Nam tổ chức. Điều này dấy lên nghi ngờ nam ca sĩ có sự không hài lòng nào đó với hai cuộc thi này.
Hàng chục nghìn khán giả cùng hát, cùng khóc với “Anh Trai Say Hi” dưới cơn mưa Hà Nội

Hàng chục nghìn khán giả cùng hát, cùng khóc với “Anh Trai Say Hi” dưới cơn mưa Hà Nội

(PNTĐ) - Tối 10/5, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) một lần nữa trở thành tâm điểm của làn sóng giải trí, khi hơn 50.000 khán giả bất chấp mưa tầm tả để hòa mình trong đêm nhạc “Anh Trai Say Hi - Concert Đêm 6” với chủ đề Pas Plus Encore. Đây là đêm cuối cùng, khép lại chuỗi sáu đêm concert tại TP. HCM và Hà Nội, đồng thời là mốc son đánh dấu hành trình gần một năm của 30 “Anh Trai” - những chàng trai đa tài đang làm mưa làm gió trên thị trường giải trí Việt.
Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

(PNTĐ) - Từ ngày 8 – 12/5, sự kiện thường niên “Những ngày Văn học Châu Âu” sẽ quay trở lại với công chúng yêu văn chương tại Hà Nội bằng một chuỗi hoạt động sôi nổi và đặc sắc, lần đầu tiên đặt trọng tâm vào các nhà văn di dân gốc Việt đang tạo dấu ấn tại văn đàn châu Âu.
Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

(PNTĐ) - Bộ phim kinh dị Việt mùa hè năm nay Út Lan: Oán linh giữ của vừa tung đoạn teaser poster và teaser trailer khiến khán giả rùng mình. Đạo diễn Trần Trọng Dần và ê-kíp đã có một hướng tiếp cận đặc biệt cho câu chuyện dân gian bí ẩn về loại “bùa ngải” khét tiếng này.