Lịch sử vẫn là đề tài khó mà các nhà sản xuất phim Việt vẫn ngại "chạm" vào

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) -Trong khuôn khổ LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) đã diễn ra Hội thảo “Phát triển sản xuất phim đề tài lịch sử và chuyển thể tác phẩm văn học”. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, Trưởng Ban Chỉ đạo HANIFF VII tham dự Hội thảo.

Hội thảo được chia thành 2 phiên thảo luận với hai chủ đề: Làm phim đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học, những thách thức và cơ hội; Kinh nghiệm của điện ảnh các nước và các giải pháp về chính sách để phát triển dòng phim có đề tài này.

Tại Hội thảo, các nhà làm phim, đạo diễn đã thảo luận những vấn đề đặt ra khi chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh; những nhận thức phù hợp khi làm phim khai thác đề tài lịch sử, đối với chính sử, huyền sử và dã sử; vấn đề nâng tầm và phát triển phim về đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học, kinh nghiệm quốc tế.

“Luật Điện ảnh năm 2022 với nhiều quy định cởi mở nhằm phát triển thị trường điện ảnh trong các lĩnh vực sản xuất, phát hành, phổ biến phim. Việc quy định mở rộng đề tài, thể loại phim và thực hiện việc đặt hàng sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước (không qua đấu thầu) tạo thuận lợi cho việc sáng tạo tác phẩm điện ảnh đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, quảng bá truyền thống dân tộc, hình ảnh đất nước, con người và bản sắc văn hóa Việt Nam; khơi dậy tiềm năng sáng tạo của nghệ sĩ và doanh nghiệp sản xuất phim để sản xuất ra những bộ phim Việt Nam mang tính nhân văn, sáng tạo, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; góp phần xây dựng nhân cách con người văn minh, hiện đại, làm chủ đất nước; góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ tác phẩm nghệ thuật điện ảnh ngày càng cao của nhân dân. Đồng thời góp phần tạo ra sự bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp sản xuất phim, đảm bảo bản quyền tác giả của các thành phần sáng tạo trong sản xuất phim; tạo điều kiện thuận lợi để ngành điện ảnh thực hiện nhiệm vụ quảng bá truyền thống lịch sử, hình ảnh đất nước, con người và bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới, tăng cường hội nhập quốc tế trong lĩnh vực điện ảnh”- Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết.

Lịch sử vẫn là đề tài khó mà các nhà sản xuất phim Việt vẫn ngại
Các diễn giả tham gia thảo luận về vấn đề “Phát triển sản xuất phim đề tài lịch sử và chuyển thể tác phẩm văn học”

Mặc dù vậy, theo các nhà làm phim, các chuyên gia thì mảng đề tài lịch sử vẫn là một đề tài khó đối với phim Việt mà các nhà sản xuất vẫn ngại chạm vào. Đó không chỉ là vì phim lịch sử đòi hỏi nguồn kinh phí lớn mà còn vì phim lịch sử thường bị công chúng “soi” quá khắt khe, nhiều khi có cảm giác như khán giả xem theo tâm thế muốn đọc một cuốn sách sử chứ không phải là xem phim lịch sử.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam bày tỏ, khán giả nên nhìn nhận phim lịch sử theo góc độ nghệ thuật mới góp phần tháo gỡ được những ngại ngần cho người làm phim lịch sử. Ví dụ như việc xây dựng một nhân vật là quân địch có ngoại hình đẹp trai là chuyện bình thường, không nên quan niệm là kẻ địch thì phải xấu xí…

Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết thêm, đối với đề tài lịch sử, điện ảnh cách mạng Việt Nam đã để lại những tác phẩm như: Sao tháng 8; Hà Nội mùa đông năm 46; Vĩ Tuyến 17 ngày và đêm, Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông… hay điện ảnh đương đại cũng có nhiều tác phẩm thành công như Long Thành cầm giả ca; Những người viết huyền thoại; Mùi cỏ cháy; Đào phở và piano…

Tuy nhiên hiện nay, điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Bởi thực tế, chính những bộ phim công phu, hấp dẫn được xây dựng từ chất liệu lịch sử của các nền điện ảnh nổi tiếng thế giới đã thu hút, kích thích người xem quan tâm, tìm hiểu lịch sử của những quốc gia này.

Lịch sử vẫn là đề tài khó mà các nhà sản xuất phim Việt vẫn ngại
Đạo diễn, NSX Charlies Nguyễn 

Đạo diễn, Nhà sản xuất Charlies Nguyễn chia sẻ, mặc dù đề tài lịch sử khó và phải đối diện lớn với áp lực dư luận khi công chiếu, nhưng vẫn là mảng đề tài hấp dẫn người làm phim bởi đề tài này thể hiện lòng yêu nước, tự tôn dân tộc. Theo Charlies Nguyễn, để phát triển đề tài này cần phải có sự đồng hành của Nhà nước như kinh nghiệm của Trung Quốc mà ông Tiền Trọng Viễn- Giám đốc sản xuất As One Production đã chia sẻ ở Hội thảo. Theo ông Tiền, tại Trung Quốc mỗi khi thực hiện các phim lịch sử đều được Nhà nước, chính quyền các địa phương mà đoàn phim đến quay hết sức hỗ trợ, ủng hộ. Và, Trung Quốc xác định phim ảnh chính là cách để quảng bá hình ảnh, văn hóa đất nước nên rất chú trọng quan tâm, hỗ trợ.

Lịch sử vẫn là đề tài khó mà các nhà sản xuất phim Việt vẫn ngại
Hội thảo thu hút đông đảo các đại biểu, các nghệ sĩ, các nhà làm phim, các nhà hoạt động điện ảnh trong nước và quốc tế... tham dự

“Tôi mong rằng, thông qua hội thảo, những nội dung trao đổi sẽ là những kinh nghiệm hữu ích cho những người làm phim trong nước và quốc tế tham dự Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7. Từ đó, giúp ngành Điện ảnh Việt Nam có được những nhận thức mới, những kinh nghiệm của Điện ảnh các nước trong việc làm phim về đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học, góp phần phát triện công nghiệp điện ảnh trở thành mũi nhọn trong phát triển ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam”- Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

“Đêm Trúc Bạch” - Sản phẩm mới du lịch của Thủ đô

“Đêm Trúc Bạch” - Sản phẩm mới du lịch của Thủ đô

(PNTĐ) - Tối 29/11, tại không gian Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã (Ba Đình), Sở Du lịch Hà Nội và UBND quận Ba Đình khai mạc chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội 2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn; Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến cùng đại diện các ban, ngành Trung ương và sở, ngành thành phố Hà Nội đã đến dự và nhấn nút khai mạc.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi nhận giải A Giải thưởng Sách Quốc gia

Nhà nghiên cứu 104 tuổi nhận giải A Giải thưởng Sách Quốc gia

(PNTĐ) - Tối 29/11, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 - năm 2024. Các cuốn sách, bộ sách được trao giải đều là những xuất bản phẩm được đầu tư công phu, giàu tâm huyết, có giá trị tiêu biểu, đặc sắc trên các lĩnh vực. Nhiều cuốn sách là hiện tượng của xuất bản, thu hút sự quan tâm, tìm hiểu, yêu mến của độc giả, nhất là độc giả trẻ.