Liên hoan phim Cannes 2019: Còn nhiều "sạn" về bình đẳng giới

Chia sẻ

PNTĐ-Liên hoan Phim Cannes 2019 đã kết thúc, với sự thắng lợi của nữ đạo diễn người Pháp gốc Senegal Mati Diop 36 tuổi khi giành Grand Prix (Giải thưởng lớn) với bộ phim đầu tay Atlantics.

 
Liên hoan Phim Cannes 2019 đã kết thúc, với sự thắng lợi của nữ đạo diễn người Pháp gốc Senegal Mati Diop 36 tuổi khi giành Grand Prix (Giải thưởng lớn) với bộ phim đầu tay Atlantics kể câu chuyện ám ảnh về những người di cư. Tuy nhiên, phía sau cô, vẫn là những luyến tiếc khi bình đẳng giới chưa được ghi dấu tại sự kiện nghệ thuật lớn bậc nhất thế giới này.
 
Người phụ nữ làm nên lịch sử
 
Mati Diop đến Liên hoan Phim Cannes với một “của hiếm”. Bộ phim Atlantics là tác phẩm đầu tay của cô được đề cử giải Cành cọ Vàng. Cô là người phụ nữ da màu đầu tiên chạy đua giành một trong những giải thưởng cao quý nhất của điện ảnh thế giới và là người phụ nữ da màu đầu tiên làm được điều đó.
 
Khác với hình ảnh các đạo diễn mỉm cười lo lắng, xuất hiện trước ống kính với tâm trạng chờ đợi giới phê bình khen ngợi hoặc chê bai bộ phim của mình và hồi hộp chờ công bố giải thưởng, Mati Diop không kiệm lời. Cô đã ăn mừng cho chính bản thân với tâm trạng thoải mái từ khi Liên hoan Phim mới bắt đầu.
 
Liên hoan phim Cannes 2019: Còn nhiều
Nữ đạo diễn Mati Diop

 
Atlantics nói về một cộng đồng ở Dakar, Senegal sau khi một nhóm công nhân lao động bị nợ nhiều tháng lương đã lên thuyền đi tìm cuộc sống mới ở châu Âu. Thay vì tập trung vào những người di cư, Diop chú ý vào bi kịch của những người bị bỏ lại phía sau: Những phụ nữ bị ám ảnh khi thiếu vắng đàn ông. 
 
Dù không phải là trải nghiệm của chính bản thân, nhưng bộ phim là một dự án cá nhân sâu sắc, mang tính tự khám phá của nữ đạo diễn. Mati Diop lớn lên tại Pháp và là thành viên trong một gia đình người Senegal có truyền thống nghệ thuật. Khởi nghiệp bằng vai trò diễn viên, Diop đã chuyển sang làm đạo diễn phim ngắn từ năm 2004, trong đó có các phim như “Snow Canon” (2011) hay “Big in Vietnam” (2012). Phim Atlantics là phim dài đầu tiên của cô.
 
Nhạc sĩ Fatima Al Qadiri, người viết nhạc cho phim Atlantics, nhận xét: “Diop thực sự là một trong những người nhạy cảm nhất mà tôi từng cùng làm việc. Các chi tiết trong phim rất trau chuốt và tỉ mỉ”.
 
Giới phê bình thích cách tiếp cận đậm chất thơ của Diop trong phim Atlantics. Đài BBC gọi bộ phim là “mộng mơ mà gợi cảm, huyền diệu mà thực tế” và cho rằng bộ phim này thậm chí có thể tạo ra một thể loại mới. 
 
Diop là một trong bốn đạo diễn nữ được đề cử giải Cành cọ Vàng giữa một “rừng” đồng nghiệp nam. Cô cho biết có nhu cầu bức thiết về việc được đại diện nhiều hơn trên màn hình và muốn nhìn thấy nhiều người như cô đằng sau máy quay phim để kể những câu chuyện tươi mới.
 
Muôn thuở vấn đề bình đẳng giới 
 
Dù nữ đạo diễn Mati Diop giành được giải thưởng quan trọng tại Liên hoan Phim Cannes, nhưng theo các nhà phê bình, Liên hoan Phim này vẫn chưa thể gọi là đạt được bình đẳng giới.
 
Năm 2018, Liên hoan Phim Cannes đã ký một cam kết thúc đẩy bình đẳng giới tới năm 2020, nhưng sự kiện năm nay vẫn có rất nhiều vấn đề liên quan tới nữ giới.
 
Ví dụ như về số phim do phụ nữ làm đạo diễn, vấn đề với các bà mẹ và trẻ em… Trong số 22 phim tranh tài, chỉ có 4 phim do nữ giới làm đạo diễn. 
 
Nữ diễn viên Julianne Moore cho biết cô ủng hộ hạn ngạch dành cho phụ nữ và người thiểu số. Cô nói: “Chúng ta sẽ phải thay đổi lớn để đạt bình đẳng. Đó là thực tế. Vì thế tôi tin rằng cần phải có hạn ngạch… Bạn phải mở cánh cửa cho phụ nữ”.
 
Còn nữ diễn viên Tilda Swinton nói: “Phụ nữ đã làm phim 11 thập kỷ qua. Có vô số phim do phụ nữ làm. Vấn đề là tại sao chúng ta không biết về họ”.
 
Theo các nhà phân tích, câu trả lời là cần phải hiểu vấn đề trước khi giải quyết vấn đề. Một việc gây tranh cãi là tại sao Liên hoan Phim Cannes năm nay lại chọn trao giải Cành cọ Vàng ở hạng mục “Thành tựu trọn đời” cho nam diễn viên Alain Delon 83 tuổi - người từng thừa nhận bạo lực với phụ nữ sau khi bị con trai tố cáo làm gãy 8 xương sườn của mẹ. Khảo sát gần đây cho thấy ông là người nổi tiếng bị ghét nhất ở Pháp. Chỉ trước Liên hoan Phim, 18.000 người đã ký đơn phản đối trao giải thưởng trên cho ông này.
 
Một vấn đề khác là yêu cầu phụ nữ dự liên hoan phim phải đi giày cao gót trên thảm đỏ. Nhà làm phim tài liệu Anh Asif Kapadia cho biết vợ ông đã bị từ chối cho vào Liên hoan phim vì đi giày không phù hợp. 
 
Dư luận cũng bức xúc khi Greta Bellamacina - một đạo diễn người Anh - bị từ chối cho vào buổi chiếu bộ phim của chính mình vì tới cùng con trai 4 tháng tuổi. Cô cho biết mình sẽ phải mua vé giá 300 euro cho con và phải mất 2 ngày mới xong thủ tục.
 
Với tất cả những lùm xùm trên, Liên hoan phim Cannes dường như vẫn bị coi là nơi có nhiều bất bình đẳng giới, cho dù một phụ nữ vừa được tôn vinh.
 
 
Dương Thùy (theo AFP)

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.