Lo ngại nguy cơ bạo lực học đường từ bộ phim “Trò chơi con mực”

Chia sẻ

Những ngày gần đây, bộ phim “Squid Game” (Trò chơi con mực) đang trở thành hiện tượng trên mạng thu hút sự chú ý của cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nội dung phim “biến tướng” những trò chơi thiếu nhi theo hướng bạo lực đẫm máu đang khiến các trường học cùng nhiều phụ huynh lo lắng.

Nguy cơ bạo lực học đường từ phim ảnh

“Trò chơi con mực” là bộ phim truyền hình Hàn Quốc do Hwang Dong-hyuk viết kịch bản và đạo diễn. Phim dài 9 tập, được phát trên nền tảng Netflix với nội dung kể về hàng trăm nhân vật đến từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau nhưng cùng chung hoàn cảnh thiếu thốn cùng cực. Tất cả họ phải đánh đổi chính mạng sống của mình để trở thành người sống sót cuối cùng và dành chiến thắng trong các trò chơi vốn dành cho trẻ em nhằm giành được số tiền thưởng “khủng”.

Mặc dù được đánh giá là bộ phim thành công nhất của Netflix khi đạt tới hơn 111 triệu người xem nhưng bộ phim cũng gây ra không ít những ý kiến trái chiều do có nhiều cảnh quay bạo lực không phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Hàng ngàn học sinh trên khắp bang New South Wales, Sydney quay trở lại trường học từ ngày 18/10 sau nhiều tháng phải học online do dịch bệnh. Một số trường học tại Úc bày tỏ sự lo lắng về hậu quả của việc các em truy cập internet mà không có sự giám sát của cha mẹ. Thậm chí một số trường đã gửi đơn kiến nghị phụ huynh quản lý con em mình, trong đó yêu cầu phụ huynh không cho con xem “Trò chơi con mực” do lo ngại các em sẽ “đưa những hình ảnh từ trong phim ra ngoài đời thực”.

Trò chơi Trò chơi "đèn xanh - đèn đỏ" thể hiện trong phim "Trò chơi con mực".

Nhật báo Sydney Morning Herald trích dẫn bức thư gửi phụ huynh học sinh của Linda Wickham - hiệu trưởng trường Công lập Dulwich Hill, phía Tây Sydney, viết: “Nhiều trẻ em đã xem bộ phim mô tả về bạo lực và máu me tột độ, cùng những ngôn ngữ thiếu lành mạnh và những khoảnh khắc đáng sợ”.

Wickham nhận xét: “Chương trình không phù hợp với trẻ em ở độ tuổi tiểu học và đầu trung học”, đồng thời yêu cầu cha mẹ thay đổi cài đặt Netflix của họ và theo dõi các hoạt động trực tuyến của con mình.

Vị hiệu trưởng nêu ra một ví dụ về trò chơi quen thuộc dành cho trẻ em là trò “đèn đỏ, đèn xanh” đã bị biến tướng trong phim. Theo đó, người chơi phải di chuyển nhanh nhất có thể để đến đích trong khi một “búp bê” máy phát bài hát, nếu bài hát ngừng lại, ai còn chuyển động sẽ bị giết ngay lập tức.

“Trẻ em có thể dễ dàng bắt chước ngôn ngữ bạo lực và hành vi hung hăng, đặc biệt là bên ngoài khuôn viên nhà bạn và trong không gian rộng hơn của sân chơi trường học”, hiệu trưởng Wickham nói.

Kêu gọi phụ huynh kiểm soát con em trên môi trường Internet

Không chỉ ở Úc, đầu tháng này trường tiểu học John Bramston ở phía đông London, Anh cũng đã gửi thư cho phụ huynh vì lo ngại học sinh đang giả vờ bắn nhau trong sân chơi như một cách "diễn lại" các cảnh quay đẫm máu trong phim "Trò chơi con mực".

Nội dung thư có đoạn: “Học sinh nào đã xem phim "Trò chơi con mực" và thực hiện những hành động giống trong phim trên sân trường sẽ phải chịu kỷ luật". Bức thư kết bằng lời khẩn cầu: “Xin hãy nhận thức về sự nguy hiểm của chương trình truyền hình này đối với con em của bạn và ủng hộ những hành vi tích cực”. Một trường học khác ở hạt Kent (Anh) thậm chí còn đưa thêm vào chương trình học các tiết học tăng cường về nạn bạo lực và tác hại trực tuyến do sự nổi tiếng của bộ phim.

Trước tình trạng các học sinh chơi trò chơi giống trong phim và hình phạt dành cho người thua cuộc là bị "đánh hội đồng", các trường tiểu học tại Erquelinnes, Bỉ đã phải đưa ra những biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn những vụ bạo lực học đường xuất phát từ bộ phim.

“Chúng tôi sẽ làm tất cả để ngăn chặn những trò chơi không lành mạnh và nguy hiểm này! Đồng thời, chúng tôi kêu gọi sự hỗ trợ và hợp tác từ các phụ huynh nhằm giúp con em nhận thức được những hậu quả có thể xảy ra", thông báo viết.

Trước sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng mạng xã hội cộng với việc các em học sinh chưa thể đến trường do dịch bệnh, các nhà trường cùng cha mẹ cần có cái nhìn nghiêm túc hơn trong việc bảo vệ con em trên môi trường Internet, tránh để các em tiếp xúc với những nội dung không phù hợp với lứa tuổi và có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc.

NGỌC HÀ

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.