Loạt phim về Điện Biên Phủ được chiếu nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4-5/2024

THU MÂY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đợt phim kỷ niệm các ngày lễ lớn 30/4, 1/5, 7/5, 19/5 năm 2024 sẽ diễn ra trên phạm vi cả nước từ ngày 30/4-20/5/2024. Trong đó có nhiều bộ phim lịch sử về Chiến dịch Điện Biên Phủ đã được chọn chiếu phục vụ khán giả cả nước cùng ôn lại chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Các phim được chọn chiếu trong Đợt phim gồm: Phim truyện “Ký ức Điện Biên” do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất; phim tài liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ” do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất, “Điện Biên Phủ”, “Đồng hành cùng lịch sử” do Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sản xuất; phim hoạt hình “Rừng xanh nổi giận” và “Bà già siêu quậy” do Công ty Cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất.

Loạt phim về Điện Biên Phủ được chiếu nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4-5/2024 - ảnh 1
Poster phim "Ký ức Điện Biên"

Bên cạnh đó, các đơn vị Điện ảnh sẽ có trách nhiệm tiếp tục khai thác lại những chương trình phim có nội dung phù hợp do Cục Điện ảnh phát hành trong các Đợt phim, Tuần phim trước đây để tiếp tục chiếu phim phục vụ khán giả.

Bộ phim truyện “Ký ức Điện Biên” được chiếu trong Đợt phim này do đạo diễn Đỗ Minh Tuấn thực hiện, Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất vào năm 2004, đúng dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bộ phim được tái hiện qua trí nhớ của Bạo và Bernard. Câu chuyện xuyên suốt bộ phim là cuộc gặp gỡ giữa Bernard, Bạo và Mây. Bernard là một lính Pháp thuộc đơn vị Huguette 1 trực tiếp bảo vệ sân bay Mường Thanh. Vì quá chán ghét chiến tranh và không chịu nổi khi chứng kiến cảnh đồng đội bị cưa chân mà không có thuốc mê, Bernard đầu hàng để bảo toàn mạng sống của mình. Bạo là một chiến sỹ trong đơn vị bộ đội, anh được lệnh dẫn Bernard về hậu phương để khai thác thông tin.

Dọc đường đi, Bernard bị thương trong một trận rải bom của quân Pháp. Cả hai tình cờ gặp Mây, một y tá trong đơn vị dân công đang tải gạo lên chiến trường. Vì muốn nhanh chóng trở về đơn vị, Bạo đã nhờ Mây đi cùng mình để chăm sóc cho Bernard. Tuy nhiên, Bernard lại muốn quay lại chiến trường, để cung thêm thông tin giúp quân ta…

Được đánh giá là bộ phim hay về Chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ phim truyện “Ký ức Điện Biên” hấp dẫn khán giả ở sự đan xen giữa ký ức và hiện tại, sự kết hợp khéo léo giữa hồi tưởng quá khứ và mong ước tương lai.

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.