“Mơ Rồng” và thông điệp về hòa bình

Chia sẻ

PNTĐ-Vở rối “Mơ Rồng” không chỉ mang đến những thể nghiệm mới lạ, vở diễn còn chuyên chở những thông điệp khá đặc biệt với ý nghĩa giáo dục nhân văn…

 
Vở rối “Mơ Rồng”của Nhà hát Múa rối Thăng Long sẽ được công diễn vào đầu tháng 10/2019.
 
“Mơ Rồng” kể về giấc mơ của một nghệ sĩ tạo hình các nhân vật rối. Trong giấc mơ, anh thấy Tễu và rồng Thăng Long chu du vòng quanh Trái đất, cùng đồng cảm trong việc tìm cách giải quyết các vấn đề “nóng” của nhân loại như biến đổi khí hậu, bắt cóc trẻ em, rác thải công nghệ, bệnh tật, đói nghèo, tranh chấp đại dương…
 
“Mơ Rồng” và thông điệp về hòa bình - ảnh 1
Vở diễn “Mơ Rồng” sắp ra mắt khán giả Thủ đô

 
Đáng nói, những vấn đề thời sự ấy lại được chuyển tải bằng hệ thống câu chuyện rất lý thú. Khán giả sẽ theo chân Tễu và Rồng Bay cứu Rồng Đất từ châu Á sau trận động đất kinh hoàng, chống trả bầy quạ dữ rồi cả ba trở thành bạn đồng hành. Họ gặp gia đình Rồng Vàng ở châu Âu, giúp vợ chồng Rồng Vàng bảo vệ đứa con khỏi nanh vuốt Diều Hâu và Chó Sói. Rồi, tại châu Phi, nhóm bạn ấy cảm hóa Rồng Lửa.
 
Tại châu Mỹ, họ chứng kiến trận chiến kinh hoàng giữa Cá Sấu và Rồng Gió, rồi cảm hóa được Rồng Gió trở về với điều thiện. Tại châu Đại Dương, họ chứng kiến Rồng Nước chiến đấu với đàn cá mập hung tợn để bảo vệ tính mạng và vùng biển của Cá Ngựa và Rồng Hoa. Vở diễn kết thúc với lễ hội của thành phố Hòa Bình, nơi Tễu và Rồng Bay mời bè bạn từ khắp bốn biển, năm châu về hội ngộ quanh hồ Hoàn Kiếm giữa lòng Hà Nội.
  
Không chỉ là vở diễn với nhiều thông điệp về hòa bình, sự bình yên trên trái đất cũng như năm châu hội tụ ở Hà Nội, “Mơ Rồng” đồng thời cũng là cuộc thử nghiệm táo bạo khi kết hợp hiệu ứng âm thanh hiện đại của nhạc sỹ nổi tiếng người Úc, Darin Verhagen với nghệ thuật biểu diễn múa rối nước truyền thống của Việt Nam. Dùng âm nhạc và hiệu ứng âm thanh hiện đại làm nền tảng cho tiết tấu, tạo dựng không gian và khơi dậy nguồn cảm hứng cho diễn viên. Tác phẩm cũng sẽ là sự kết hợp nhiều loại hình rối như rối nước, rối dây, rối lốt và rối que.
 
Theo tác giả kiêm đạo diễn Lê Quý Dương, “Mơ Rồng” là tác phẩm múa rối nước đem theo một hơi thở mới, cách nhìn nhận, sáng tạo mới từ cốt lõi của di sản nghệ thuật múa rối nước. Dù mang tính sáng tạo nhưng “Mơ Rồng” vẫn giữ được cốt lõi tinh túy và khai thác sâu trên nền tảng đó.
 
Trước đây, không gian múa rối nước chỉ là thủy đình và bể nước, diễn viên đứng sau và không xuất hiện, vì vậy, hình ảnh di sản ở đây là khán giả chỉ biết đến những con rối uyển chuyển, mềm mại, độc đáo được điều khiển một cách khéo léo. Vở diễn “Mơ Rồng” sẽ mở rộng không gian của toàn bộ nhà hát, người múa rối ẩn mình sẽ xuất hiện và bày tỏ cảm xúc trước khán giả, diễn viên và rối sẽ tương tác với nhau trong phần biểu diễn của mình.
 
Cũng theo đạo diễn Lê Quý Dương, “Mơ Rồng” không chỉ là một cuộc thử nghiệm đầy thử thách mà còn là một tác phẩm được ra mắt rộng rãi tới khán giả trong nước và quốc tế. Từ đó, cho thấy “Mơ Rồng” không chỉ là một vở diễn phục vụ nhu cầu của khán giả mà còn là tiếng nói góp phần cùng nhân loại giải quyết triệt để những vấn đề thời sự đang được công chúng quan tâm.
 
Ông Tobias Biancone, Nhà thơ, Tổng Giám đốc Viện Sân khấu Quốc tế, Chủ tịch Mạng lưới ITI/UNESCO về Giáo dục Đại học về Nghệ thuật sân khấu sau khi xem “Mơ Rồng” cho rằng, một tác phẩm nghệ thuật đem đến mong ước một thế giới tốt đẹp hơn, một thế giới tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm và yêu thương nhau như “Mơ Rồng” sẽ được đông đảo khán giả khắp nơi trên thế giới hoan nghênh, đón nhận. 
Hương Vân 

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.