Mỗi nghệ sĩ là một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa

BÀI VÀ ẢNH MAI NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) -Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng, Nhà nước ta đều coi văn hóa văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Lịch sử đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương này khi văn hóa văn nghệ đã trở thành sức mạnh tinh thần to lớn, người nghệ sĩ trở thành chiến sĩ đóng góp vào sự nghiệp giải phóng, thống nhất dân tộc và xây dựng đất nước.

Mỗi nghệ sĩ là một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa - ảnh 1
NSND Thu Hiền 

Những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng
Sinh thời, nói về tác dụng của âm nhạc trong chiến đấu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: “... Giữa những loạt súng nổ ran, chợt nghe tiếng hát của chiến sĩ ta... Vào những giờ phút ác liệt của chiến tranh, tiếng hát có tác dụng kỳ lạ...”.   
Theo chia sẻ của nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, mùa đông năm 1944, sau khi nhạc sĩ Văn Cao viết xong “Tiến quân ca” và “Chiến sĩ Việt Nam”, hai bản hành khúc đã được gửi lên chiến khu cho đội quân cách mạng Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Sau đó, một trong hai bản hành khúc này đã trở thành quốc ca Việt Nam, đó là bài “Tiến quân ca”

. Cũng theo nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, hành khúc “Giải phóng quân” của Phan Huỳnh Điểu viết tại Đà Nẵng với cảm hứng từ việc nhìn những người lính hành quân trong đoàn quân Nam tiến đã rất nhanh chóng lan truyền trong đời sống, nhất là trong những người lính Nam tiến. 
Hay ở chiến lũy Hà Nội ngày ấy, chiến sĩ, cố nhạc sĩ Lương Ngọc Trác cũng đã nhập hồn vào không khí chiến tranh qua lời thơ Mạc Tần mà viết nên bản hành khúc “Mơ đời chiến sĩ”. Đến khi ông bị thương nằm điều trị tại Trạm quân y phố Hàng Gai, đọc bài thơ của võ sư Trịnh Ngọc Báu với bút danh Lĩnh Nam, hồn thơ đã giúp cho nhạc sĩ hoàn thành bản hành khúc “Lời thề quyết tử”. 

Nhạc sĩ Huy Thục đã kể rằng, hồi cuối năm 1967, ở mặt trận Trị Thiên, quân ta đang lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn. Ông nghĩ rằng, trong tình cảnh như thế phải đưa ra một giai điệu khiến lòng người vui lên, đủ sức vượt qua thử thách, cam go. Vì thế, “Tiếng đàn Ta Lư” đã ra đời. Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, giai điệu này qua giọng nữ cao Tường Vy đã bay theo làn sóng điện đến với từng chiếc đài bán dẫn đại đội, vang lên cùng tâm hồn người lính trong chiến dịch Khe Sanh, tạo nên sức mạnh chiến đấu, cầm chân một lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ ở Quảng Trị suốt thời gian dài. 

Dâng hiến thanh xuân vì lý tưởng
Cứ thế, không chỉ các nhạc sĩ sáng tác nên những bài hát bất hủ, mà đông đảo những nghệ sĩ biểu diễn đã góp phần đưa những lời ca, tiếng hát, mang sức mạnh tinh thần cổ vũ chiến đấu đến với các chiến sĩ nơi chiến trường ngập tràn bom đạn. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại các mặt trận khốc liệt, những người lính ở đây có được một món ăn tinh thần giúp họ vượt qua được thử thách của chiến tranh, đó chính là lời ca tiếng hát của các nghệ sĩ, ca sĩ của các đoàn văn công.

Năm 1971, NSND Quang Thọ và đồng nghiệp ở Đội văn công xung kích vùng mỏ Quảng Ninh được phân công đi phục vụ chiến trường miền Nam, cụ thể là đường Trường Sơn. NSND Quang Thọ đã mang tiếng hát của mình để động viên cán bộ, chiến sĩ trên các mặt trận miền Nam, Lào, Campuchia, cổ vũ tinh thần chiến đấu cho bộ đội. 

Theo chia sẻ của NSND Quang Thọ, thời chiến tranh những nghệ sĩ cũng sẽ trở thành những chiến sĩ trên mặt trận và đó là mặt trận văn hóa. “Tôi đã từng theo những đoàn quân trên đường Trường Sơn đi giải phóng đất nước. Trong thời chiến không phải ai cũng là chiến sĩ chiến đấu trực tiếp trên mặt trận. Những nghệ sĩ như chúng tôi cho dù phải đối mặt với muôn vàn gian khổ mà trước đó chưa bao giờ nghĩ tới nhưng họ luôn lạc quan, không sợ gian khổ ác liệt ở chiến trường.

Những hoạt động sáng tác, biểu diễn nghệ thuật của nghệ sĩ ở chiến trường đã trở thành động lực giúp cho đời sống tinh thần những người lính ở chiến trường trở nên tươi vui, vượt qua được những gian khổ, hy sinh. 

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, nhiều nghệ sĩ như NSND Trung Đức, NSND Thu Hiền, Hoài Thu... cũng đã mang theo vũ khí là tiếng hát đi theo tiếng gọi “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

Theo NSND Thu Hiền, bà vào mặt trận Bình Trị Thiên khi mới tròn 15 tuổi, chính những năm tháng được phục vụ ở chiến trường đã hun đúc nên bản lĩnh và phong cách của nghệ sĩ thời chiến. Thời chiến tranh thì cả nước ai cũng chuẩn bị sẵn tư tưởng lên đường kháng chiến. Không phải cầm vũ khí là súng, những nghệ sĩ như bà đã chọn nghệ thuật là vũ khí chiến đấu. Bà mang tiếng hát của mình để phục vụ quân, dân. Năm 1967-1968, NSND Thu Hiền cùng đoàn quân khu Tây Bắc biểu diễn phục vụ động viên tinh thần chiến đấu chống Mỹ của quân và dân tuyến lửa miền Trung. Năm 1972, bà cùng đoàn văn công Tây Nguyên vào giải phóng Quảng Trị.

Năm 1975, bà tiếp tục cùng Đoàn ca nhạc dân tộc Trung ương theo bước chân thần tốc vào giải phóng thành phố Huế. “Thời gian đó khốn khó và gian nan lắm, phải là người có ý chí mới có thể đủ bình tâm để giữ vững chữ nghề. Nhớ cuối năm 1967, tôi vào Vĩnh Linh, Quảng Trị, tôi không thể nào quên những đêm “đấu loa” giữa ta và địch. Mỗi lúc pháo bắn sang, chúng tôi lại tránh đi. Khi nào hết pháo thì văn công lại hát. Hồi ấy chúng tôi không biết sợ là gì” - NSND Thu Hiền chia sẻ. Với lý tưởng sống hướng về quê hương, đất nước, NSND Thu Hiền đã dành trọn tuổi trẻ mang tiếng hát động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân trên chiến trường. 

Suốt chặng đường đấu tranh giải phóng giành độc lập dân tộc gian khổ của đất nước, những nghệ sĩ như NSND Thu Hiền, NSND Trung Đức, NSND Quang Thọ... dùng tiếng hát của mình thay vũ khí để để cổ vũ quân và dân, hướng tới lý tưởng giải phóng dân tộc, hát vì tình yêu âm nhạc trong trái tim mình.

Với họ, người nghệ sĩ biết hát là phải đem lời ca tiếng hát phục vụ giấc mơ hòa bình đó. Có thể khẳng định rằng, lời ca tiếng hát giữa mưa bom bão đạn luôn là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với tâm hồn con người, trong đó đặc biệt là những người lính ở chiến trường, đó là sự động viên to lớn để người lính “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

 Hưởng ứng Đề cương về văn hóa của Đảng, ngày đó các nghệ sĩ đã có chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động. Họ từ mọi miền đất nước dũng cảm đi theo cách mạng vừa trực tiếp đấu tranh, vừa sáng tác, biểu diễn văn nghệ. Họ đã đem cả tuổi thanh xuân của mình để dâng hiến cho Tổ quốc và họ cũng đã góp phần chứng minh rằng trên mặt trận chiến đấu mỗi nghệ sĩ đều là một chiến sĩ anh dũng kiên cường. Điều đó vẫn khẳng định tính đúng đắn cho đến ngày nay trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hôm nay.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).