Tiến sĩ cello Đinh Hoài Xuân:

Mong muốn lan toả âm nhạc cổ điển trong thế hệ trẻ

Bài và ảnh: Mặc Nhiên
Chia sẻ

(PNTĐ) -Ngày 15/11 tới, dàn nhạc giao hưởng Bucharest Symphony Orchestra (BSO)- dàn nhạc nổi tiếng nhất Romania sẽ đến Việt Nam trình diễn cùng nghệ sĩ, Tiến sĩ cello đầu tiên ở Việt Nam, Đinh Hoài Xuân trong chương trình hòa nhạc quốc tế Cello Fundamento 6 (CF6).

Mong muốn lan toả âm nhạc cổ điển trong thế hệ trẻ - ảnh 1
Tiến sĩ cello Đinh Hoài Xuân 

Là nữ nghệ sĩ cello đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đến thời điểm này sẽ trình diễn với dàn nhạc giao hưởng lớn đến từ Romania, Đinh Hoài Xuân có bị áp lực? Được biết, doanh thu của chương trình sẽ dành để thực hiện dự án giáo dục âm nhạc cổ điển cho học sinh trong các trường học? 

Thú thực là tôi không hề thấy áp lực chút nào, ngược lại là một cảm giác mong chờ và háo hức khi chuẩn bị được biểu diễn cùng dàn nhạc BSO. Ban đầu, chương trình dự kiến sẽ diễn Elgar Cello concerto với 4 chương dài 33 phút, nhưng hiện nay, chúng tôi đã bàn bạc và đổi thành 7 tác phẩm nhỏ quen thuộc để "chiều lòng" và gần gũi với đông đảo khán giả hơn. Đó là các tác phẩm trong những bộ phim điện ảnh kinh điển như: The Godfather (Bố già); Cinema paradiso; Schinder's; Vở nhạc kịch The Phantom of the Opera; Trở về Soriento và trích đoạn một tác phẩm kinh điển của nhà soạn nhạc Shostakovich...

Năm nay, tôi rất tự hào vì có sự đồng hành của nhiều nhà tài trợ trong mục đích gây dựng quỹ giáo dục, lan toả tình yêu âm nhạc cổ điển ở các trường học. Cùng với đó là những sự đồng hành để âm nhạc cổ điển sẽ kết nối tình cảm, chữa lành cảm xúc sau đại dịch Covid-19 và đưa âm nhạc Việt Nam tiệm cận với thế giới...  

Đây có phải là lý do khiến chị muốn thực hiện các chương trình giáo dục, đào tạo âm nhạc bác học cho các bạn học sinh từ khi còn trên ghế nhà trường? Chị nhận thấy hậu quả của sự thiếu hụt này ở giới trẻ ra sao? 

Lý do đầu tiên, tôi nhìn thấy rõ sự thiệt thòi của thế hệ trẻ khi không được tiếp cận với âm nhạc cổ điển. Trong quá trình hình thành và phát triển âm nhạc cổ điển, hàn lâm ở nước ta, tính đến nay chưa đầy 70 năm, nếu tính về thế hệ thì chỉ mới 4-5 thế hệ tiếp cận, nhưng đáng tiếc lại không dàn đều cho mọi tầng lớp, lứa tuổi. Đó là sự thiệt thòi lớn khi tinh hoa âm nhạc thế giới không được phổ cập, tiếp cận liên tục với thế hệ làm chủ đất nước trong tương lai ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, thông qua giáo dục.  

Tôi đã từng học ở nước ngoài, quan sát, nghiên cứu kỹ cách giáo dục âm nhạc của họ cho thế hệ trẻ. Tôi nhận thấy, việc giáo dục này là cách làm rất hiệu quả và ý nghĩa, giúp học sinh, sinh viên tự tin hơn trong tương lai, bồi đắp vẻ đẹp tâm hồn, nuôi dưỡng cảm xúc, tinh thần hướng đến lối sống nhân văn, tốt đẹp hơn. Chính vì thế, dự án "Một triệu bàn tay chạm cello" của chúng tôi được ra đời với khát vọng lan tỏa những điều tốt đẹp ấy, từ đó giúp các em hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.  

Theo chị, với điều kiện, môi trường ở nước ta, chúng ta nên làm sao để làm tốt hơn nữa việc lan toả âm nhạc cổ điển trong thế hệ trẻ? 

Tôi nghĩ, phải đẩy mạnh hơn nữa bằng tất cả những gì có thể: Sức người, sức của, sức cá nhân, sức tập thể, sức cộng đồng... trong việc lan tỏa âm nhạc cổ điển, âm nhạc bác học dưới nhiều hình thức. Chúng ta cần thúc đẩy nhiều hơn nữa các buổi hoà nhạc, biểu diễn âm nhạc cổ điển, tăng cường lan tỏa qua công tác giáo dục trong trường học, ưu tiên phát sóng trên các chương trình truyền hình, thậm chí là có các gameshow liên quan... để từ đó đưa thể loại âm nhạc này trở thành một trào lưu nổi bật, người người, nhà nhà quan tâm. 

Được biết, buổi hoà nhạc CF6 lần này sẽ lắp màn hình ngoài trời để người dân Thủ đô được thưởng thức âm nhạc cổ điển trong không gian đại chúng hơn? 

Để lan toả âm nhạc cổ điển, các buổi hòa nhạc ở các nước trên thế giới cũng thường xuyên thực hiện ngoài trời, nhằm tiếp cận gần gũi hơn công chúng, mở rộng đối tượng nghe hơn. Vì vậy, nghe nhạc giao hưởng qua màn hình ngoài trời sẽ lan toả được nhiều hơn về chương trình đến đông đảo người quan tâm, yêu thích nhạc cổ điển mà không có cơ hội vào Nhà hát lớn. Đây cũng là hoạt động văn hoá ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 72 năm Romania và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, cũng như lần đầu tiên dàn nhạc giao hưởng Bucharest Symphony Orchestra về Việt Nam biểu diễn.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

“Đất nước trọn niềm vui”: Biết ơn thế hệ cha anh hy sinh vì độc lập dân tộc

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp  tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”. Chương trình là dịp bày tỏ lòng biết ơn đối với những thế hệ đã hy sinh xương máu vì độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội: Biểu diễn nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) -Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phân công cho 7 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng đón 5 vạn khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(PNTĐ) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày bắt đầu từ ngày 27/4 đến 1/5/2024. Với thời tiết được dự báo nắng nóng, oi bức, các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn Thủ đô dự kiến sẽ thu hút đông đảo du khách tham quan. Hiện, Công viên nước Hồ Tây đã sẵn sàng các phương án cho việc dự kiến đón 5 vạn khách vào dịp này.