Ngày thơ Việt Nam 2024 có sân khấu tôn vinh thơ viết về miền núi

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hoàng thành Thăng Long lần thứ hai trở thành địa điểm tổ chức Ngày thơ Việt Nam diễn ra từ ngày 14 - 16 tháng Giêng. Trong cuộc họp báo sáng 16/2 tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 với chủ đề "Bản hòa âm đất nước" tôn vinh các nhà thơ đất Việt trên khắp vùng miền, đặc biệt có sân khấu tôn vinh thơ viết về miền núi.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 sẽ giới thiệu những di sản thi ca quý báu trong kho tàng thi ca 54 dân tộc Việt Nam, những tác phẩm tiêu biểu của các nhà thơ dân tộc hoặc tác phẩm viết về các thiên nhiên, vùng đất, con người các dân tộc Việt Nam.

Chủ đề Bản hòa âm đất nước được lựa chọn trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Các sự kiện chính sẽ diễn ra trên trục thần đạo của Hoàng thành Thăng Long, chiếu từ cửa Đoan Môn đến Cột Cờ Hà Nội.

Ngày thơ Việt Nam 2024 có sân khấu tôn vinh thơ viết về miền núi - ảnh 1
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 có chủ đề "Bản hòa âm đất nước"

Đạo diễn Lê Quý Dương tiếp tục được tin tưởng giao trọng trách tổng đạo diễn. Đêm thơ Nguyên Tiêu diễn ra đêm rằm tháng Giêng. Đạo diễn giải thích vầng trăng được chọn làm ngôn ngữ thiết kế không gian mỹ thuật. Cổng thơ là những vầng trăng non uốn lượn trên hành trình tròn đầy vào đúng ngày rằm. Bước qua cổng thơ là đường thơ được trang trí bằng những mầm lá non cách điệu, với họa tiết trên trang phục của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Trên mỗi mầm lá viết 1 câu thơ hay do ban tổ chức tuyển chọn.

Tổng cộng sẽ có 54 câu thơ, tương ứng với con số 54 dân tộc. Trên đỉnh cây thơ là một nửa vầng trăng, bên dưới là 54 câu đố thơ được treo trên cành cây... Điểm đến cuối cùng là sân khấu chính - một vầng trăng trọn vẹn, kết thúc hành trình của vầng trăng non từ cổng thơ đến nơi diễn ra đêm thơ.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 sẽ diễn ra từ 14 đến 16 tháng Giêng. Từ ngày 14, công chúng bắt đầu tham quan Nhà ký ức, đường thơ, tham gia trò chơi đố thơ, các buổi giao lưu giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoạt động của một số câu lạc bộ thơ trong các quán thơ. Ngày rằm tháng Giêng là chính hội Ngày thơ Việt Nam. Đêm thơ Bản hòa âm đất nước có khoảng 20 tiết mục.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội lấy ý kiến về tổ chức hoạt động trung tâm công nghiệp văn hóa, khu thương mại và văn hóa

Hà Nội lấy ý kiến về tổ chức hoạt động trung tâm công nghiệp văn hóa, khu thương mại và văn hóa

(PNTĐ) - Hội thảo Giải pháp tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hoá và khu phát triển thương mại và văn hoá diễn ra ngày 18/4 đã làm rõ định hướng phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa(CNVH); khu thương mại và văn hóa trong Quy hoạch Thủ đô cùng một số vấn đề cần quan tâm khi xây dựng Nghị quyết và triển khai thực hiện trên thực tế.
Chuỗi chương trình đặc biệt Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trên VTV

Chuỗi chương trình đặc biệt Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trên VTV

(PNTĐ) - Ngày 18/4, Đài Truyền hình Việt Nam chính thức công bố chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thể hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số. Điểm nhấn là chương trình cầu truyền hình trực tiếp và phát sóng trực tiếp Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm “50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Báo Nhân Dân và “một chạm” đặc biệt lan tỏa tình yêu đất nước

Báo Nhân Dân và “một chạm” đặc biệt lan tỏa tình yêu đất nước

(PNTĐ) - Chỉ với một chạm điện thoại, tình yêu đất nước sẽ ngày càng lan tỏa, đó là thông điệp từ dự án “Yêu lắm Việt Nam", kết hợp công nghệ kết nối không dây (NFC) và dữ liệu số mà báo Nhân Dân công bố ngày 17/4 tại Hà Nội. Dự án còn nhằm quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên mọi miền tổ quốc.