“Người đàn bà thép” của môn bắn súng Việt Nam

Chia sẻ

Được gọi là “Người đàn bà thép” của môn bắn súng châu Á, HLV Nguyễn Thị Nhung cùng các học trò đang miệt mài tập luyện chuẩn bị cho SEA Games 31. Họ gánh trên vai trọng trách giành từ 5 đến 6 HCV, một con số lớn nếu biết rằng cách đây ba năm đội không có tấm HCV nào tại SEA Games 30.

Ngày 7/8/2016 trở thành cột mốc lịch sử chói lọi của thể thao Việt Nam với tấm HCV Olympic đầu tiên đến từ xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Người đầu tiên Hoàng Xuân Vinh tri ân sau tấm HCV lịch sử ấy là HLV Nguyễn Thị Nhung, bởi nếu không có người đàn chị này, có lẽ anh đã giã từ sự nghiệp từ lâu.

Asian Games 2010, Hoàng Xuân Vinh được kỳ vọng sẽ giành HCV nhưng rồi thất bại. Anh thất vọng tột độ. Ngay sau loạt bắn bị loại, xạ thủ này ngước mắt nhìn HLV Nguyễn Thị Nhung và hỏi trong day dứt: “Theo chị, em có tiếp tục theo bắn súng nữa không? Em có thể bắn được nữa không?”. HLV Nguyễn Thị Nhung nhớ lại, kể bảo thời điểm ấy chị đã phải giấu đi tất cả sự thất vọng và hoang mang, nhìn thẳng vào học trò và khẳng định quả quyết “chắc chắn thi đấu tiếp, chắc chắn sẽ là nhà vô địch”.

HLV Nguyễn Thị Nhung và xạ thủ Hoàng Xuân Vinh 	Ảnh: NMHLV Nguyễn Thị Nhung và xạ thủ Hoàng Xuân Vinh  Ảnh: NM

Bắn súng đòi hỏi VĐV phải có tinh thần thép, đặc biệt là sau khi thể lệ cho phép cổ động viên vào xem thi đấu, tạo ra tâm lý vô cùng áp lực. HLV Nguyễn Thị Nhung tiết lộ mình từng phải nghĩ ra cách giữ vững tinh thần không giống ai cho Hoàng Xuân Vinh. Chị yêu cầu học trò khi bước vào trường bắn chỉ cúi mặt, không nhìn khán giả. Rồi để tránh bị khớp tâm lý, người phụ nữ sinh năm 1965 còn từng yêu cầu Hoàng Xuân Vinh một ngày trước khi thi đấu sẽ nằm nhắm mắt ở trường bắn, tưởng tượng ra khung cảnh hôm sau như thế nào. Đặc biệt, chị tâm niệm rằng muốn vô địch thì phải có tinh thần của nhà vô địch. Đó là lý do khi tập luyện cho Olympic 2016, chị luôn yêu cầu Hoàng Xuân Vinh hô to “Tôi là nhà vô địch Olympic”.

Không giống với các môn khác thi vài chục phút là xong, bắn súng ít nhất cũng kéo dài hơn một tiếng, và phải giữ trạng thái im lặng tuyệt đối trong tiếng đạn nổ. Mỗi lần các học trò nhả đạn là một lần HLV nín thở theo dõi. Và khi đội đặt kỳ vọng lớn, ham muốn thành tích cao thì áp lực dành cho HLV càng khủng khiếp.

HLV Nguyễn Thị Nhung từng thừa nhận: “Theo dõi các xạ thủ thi đấu không khác gì tra tấn”. Chính vì đặc thù công việc như vậy nên không nhiều nữ theo nghiệp HLV. Trước 2010, cả châu Á chỉ có chị Nguyễn Thị Nhung là HLV nữ. Chị cũng là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận vai trò trưởng đoàn đi thi đấu ở châu lục. Các học trò vì vậy thường gọi HLV Nguyễn Thị Nhung là “Người đàn bà thép” của bắn súng châu Á.

HLV Nguyễn Thị Nhung đến với môn bắn súng từ năm 14 tuổi, một cách rất tình cờ. Chị được tuyển vào đội điền kinh nhưng vì chạy không xuất sắc nên được chuyển sang bắn súng. Khi thi đấu, HLV Nguyễn Thị Nhung từng không có đối thủ ở trong nước ở nội dung súng ngắn 25m, suốt từ 1977 đến 1983.

Năm 2006, HLV Nguyễn Thị Nhung đảm nhận chức vụ HLV trưởng đội bắn súng Việt Nam và làm việc cho tới tận ngày nay. Chị từng bảo: “Tôi chỉ có mơ ước là giành HCV Olympic. Nếu đạt được như thế thì nghỉ hưu mới an lòng”. Nhưng rồi khi Hoàng Xuân Vinh biến ước mơ đó thành sự thật, chị cũng không nghỉ được bởi bắn súng Việt Nam không tìm được người thay thế. Giờ chị đã là bà ngoại, có công việc kinh doanh ổn định nhưng vẫn theo nghề, với vai trò HLV trưởng đồng thời là phó Chủ tịch Liên đoàn bắn súng Việt Nam.

HLV Nguyễn Thị Nhung đã quá quen với việc dẫn đoàn thi đấu ở SEA Games, nhưng kỳ Đại hội này là đặc biệt bởi nó diễn ra trên sân nhà. Chị và các học trò khao khát lấy lại vị thế cho bắn súng Việt Nam ở đấu trường Đông Nam Á.

MINH TRẦN

Tin cùng chuyên mục

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

(PNTĐ) -Tối 30/6, đêm Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025 đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vượt qua 20 thí sinh đến từ nhiều tỉnh thành, Nguyễn Thị Thưa - cán bộ đang công tác tại Cục Thông tin, Thống kê (Bộ Khoa học và Công nghệ) - đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất: Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025. Câu nói ấn tượng của Nguyễn Thị Thưa trong phần ứng xử đã chiếm được cảm tình của nhiều người là: Nếu có cơ hội, tôi muốn lan tỏa thông điệp rằng: “Phụ nữ có thể làm được mọi thứ, nếu bạn tin rằng mình xứng đáng”.
Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

Hai mặt của “trào lưu thần tượng” ở Việt Nam

(PNTĐ) - Vừa rồi, fans Việt của “ông hoàng Kpop” G-Dragon được “mát mặt” khi cộng đồng quốc tế khen hâm mộ văn minh trong các hoạt động đón chào, cổ vũ thần tượng biểu diễn tại Mỹ Đình, Hà Nội. Thực tế, fans Việt được khen nhiều nhưng bị “lắc đầu” vì “lệch chuẩn” cách hâm mộ cũng không ít…
Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

Quảng bá văn hóa Thủ đô: Cho người trẻ một sân khấu

(PNTĐ) - Những di sản lịch sử, văn hóa của dân tộc, của Thủ đô được tái hiện lại theo phong cách sáng tạo, mới lạ, đầy chất trẻ và rất gần gũi với thế hệ gen Z. Điều đặc biệt là, dù được thể hiện bằng hình thức mới, nhưng các bạn trẻ luôn cố gắng giữ được những tinh thần cốt lõi, giá trị lịch sử và chiều sâu văn hóa của di sản. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy văn hóa, lịch sử, di sản không hề rời xa lớp trẻ. Mà đơn giản, là làm sống lại văn hóa truyền thống vì tình yêu Hà Nội.
Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

Nữ tác giả một mình đi hơn 100 quốc gia và khát vọng giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam

(PNTĐ) - Nữ tác giả Việt kiều Tina Yuan vừa ra mắt hai tác phẩm song hành về Việt Nam và Hy Lạp tại Hà Nội. Hai cuốn sách nhỏ xinh như những cuốn cẩm nang du lịch bỏ túi chứa đựng rất nhiều tình cảm của Tina Yuan dành cho quê mẹ Việt Nam và đất nước Hy Lạp mà cô yêu mến. Tina Yuan có cuộc gặp gỡ với độc giả Hà Nội giới thiệu về hai cuốn sách đúng ngày gia đình Việt Nam (28/6), như một lời khẳng định Việt Nam là quê hương là gia đình và Hy Lạp như là gia đình thứ 2 của cô.