Người nghệ sĩ đa tài làm giàu thêm văn chương và tâm hồn Việt

Chia sẻ

Ngày 16/11, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Kim Lân (1920-2020). Sự kiện có sự tham gia của đông đảo nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học, điện ảnh và đại diện gia đình nhà văn Kim Lân.

Nhà văn Kim Lân được xem như một bậc thầy về sự am hiểu tinh tường cuộc sống của những người nông dân. Ông cũng là một trong những nhà văn tiêu biểu xây dựng nền móng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Triển lãm chân dung nhà văn Kim Lân qua góc máy của nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán tại sự kiện cũng đã giúp người xem nhớ về một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ đa tài. Ngoài tài năng văn chương, Kim Lân còn rất nổi danh trong lĩnh vực điện ảnh với những vai diễn mà đến tận bây giờ vẫn có sức ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ hôm nay. Đặc biệt là vai lão Hạc khắc khổ của ông (phim Làng Vũ Đại ngày ấy) mà giới trẻ bây giờ thường lục lại, từ đó tạo nên những “trend” (xu hướng) mới từ cung cách, lời nói…

Nhà văn Kim Lân sinh ngày 1/8/1920, mất ngày 20/7/2007. Ông tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết tiểu học rồi đi làm. Nhà văn Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941, tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Ông viết nhiều về nông thôn Việt Nam, về cuộc sống lam lũ vất vả của người nông dân thời kỳ đó. Các tác phẩm văn học như “Vợ nhặt”, “Làng” đã giúp Kim Lân được biết đến rộng rãi.

Nhà văn Kim Lân (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)Nhà văn Kim Lân (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông tiếp tục làm báo, viết văn, vẫn tiếp tục viết về làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà ông hiểu biết sâu sắc. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông được nhiều người biết đến thời điểm này như tập truyện ngắn “Nên vợ nên chồng” (1955), “Con chó xấu xí” (1962).

Tuy viết không nhiều, nhưng các tác phẩm của Kim Lân nhanh chóng trở thành tiêu biểu cho dòng văn học viết về đời sống nông thôn. Tổng cộng đời văn của Kim Lân có 27 truyện (trong đó có 14 truyện viết và in trước Cách mạng Tháng Tám, 13 truyện viết và in sau Cách mạng Tháng Tám). Con số này có thể nói là khá ít. Tuy nhiên, mỗi tác phẩm của ông để lại dấu ấn đặc biệt với độc giả, đặc biệt là sự nhân văn, hướng thiện, khát vọng vươn tới, cho dù có rơi vào hành cảnh khó khăn như thế nào. Ông cũng đã dành cả đời viết văn của mình để khám phá, sáng tạo về cuộc sống của những người thôn quê nghèo khổ, với nếp sống thanh bạch, nhân nghĩa.

Nhà văn Nguyễn Khải đã từng xem nhà văn Kim Lân là bậc thầy về sự am hiểu tinh tường, tới tận gốc rễ về cuộc sống của những người nông dân. Trong văn của Kim Lân, cái đặc sắc, xúc động nhất là hồn cốt của tình người chứ không phải là những kịch tính hay xung đột.

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định, Kim Lân là nhà văn tiêu biểu trong làng văn xuôi Việt Nam hiện đại, người có công xây dựng Hội Nhà văn Việt Nam từ những ngày đầu. Ông đã có cống hiến xuất sắc cho nền văn học mới, nêu tấm gương cao đẹp về lòng yêu nước, gắn bó mật thiết với cách mạng và kháng chiến, kiên định, vững vàng về bản lĩnh. Nhà văn Kim Lân để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm sâu sắc về cuộc sống và con người thôn quê, có sức sống lâu dài, làm giàu thêm văn chương Việt, tâm hồn Việt. Nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng cũng nhận định, với các tác phẩm "Làng" và "Vợ nhặt", nhà văn Kim Lân đã nâng tầm những điều bình thường trong cuộc sống thành những điển hình tiêu biểu, tạo được vị thế quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam.

Điều thú vị ở Kim Lân là bên cạnh viết văn, ông còn bén duyên với điện ảnh và sân khấu. Một số vai diễn của ông để lại ấn tượng cho khán giả như lão Hạc (phim Làng Vũ Đại ngày ấy), Lý Cựu (phim Chị Dậu), Cả Khiết (vở Cái tủ chè), cụ lang Tâm (phim Hà Nội 12 ngày đêm)... Lão Hạc là một vai diễn để đời của nhà văn Kim Lân mà ngay các diễn viên chuyên nghiệp cũng khó đạt được. Nǎm 2001, nhà văn Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I. Các con ông hiện nay đều thành đạt và là những người nổi tiếng có những đóng góp lớn cho nghệ thuật Việt Nam như họa sĩ Thành Chương, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền…

HOÀNG NHI

Tin cùng chuyên mục

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

Các nữ nhà văn gốc Việt được tôn vinh tại Những ngày Văn học Châu Âu 2025

(PNTĐ) - Từ ngày 8 – 12/5, sự kiện thường niên “Những ngày Văn học Châu Âu” sẽ quay trở lại với công chúng yêu văn chương tại Hà Nội bằng một chuỗi hoạt động sôi nổi và đặc sắc, lần đầu tiên đặt trọng tâm vào các nhà văn di dân gốc Việt đang tạo dấu ấn tại văn đàn châu Âu.
Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

Truyền thuyết dân gian rùng rợn được đưa lên màn ảnh rộng trong “Út Lan- Oán linh giữ của”

(PNTĐ) - Bộ phim kinh dị Việt mùa hè năm nay Út Lan: Oán linh giữ của vừa tung đoạn teaser poster và teaser trailer khiến khán giả rùng mình. Đạo diễn Trần Trọng Dần và ê-kíp đã có một hướng tiếp cận đặc biệt cho câu chuyện dân gian bí ẩn về loại “bùa ngải” khét tiếng này.
Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

Khi nghệ sĩ “bán mình” vì lợi nhuận

(PNTĐ) - Thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ Việt đối mặt với làn sóng chỉ trích vì quảng cáo sản phẩm thổi phồng công dụng, thậm chí sai sự thật. Từ thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đến thuốc giảm cân, chữa bệnh không rõ nguồn gốc... hình ảnh các nghệ sĩ vốn được công chúng tin tưởng đã bị lợi dụng, khiến nhiều người mất danh tiếng, sự nghiệp chỉ vì tham lợi từ quảng cáo.
Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

Tùng Dương khuyên người trẻ: “Đừng buồn phiền nữa”

(PNTĐ) - Khi ca khúc Tái sinh vẫn còn đang “cháy” trong lòng người hâm mộ, và Lời nói dối của cha vừa gây được ấn tượng mạnh, Tùng Dương tiếp tục tung ra một sản phẩm âm nhạc mới với cái tên đầy cảm xúc: Đừng buồn phiền nữa. Theo chia sẻ của nam ca sĩ, đây là lời nhắn nhủ đầy chân thành anh muốn gửi đến những người trẻ đang sống trong một thế giới đầy áp lực và biến động.