Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Thu Hà Nội năm 2024

M.N
Chia sẻ

(PNTĐ) -Tiếp theo thành công của Chương trình Festival Thu Hà Nội năm 2023, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội chủ trì triển khai tổ chức Chương trình "Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024" từ ngày 12-15/9/2024 tại không gian phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch trên địa bàn TP. Hà Nội.

Chương trình nhằm tái hiện 70 năm ngày giải phóng Thủ đô bao gồm nhiều nội dung phong phú, đặc sắc, như: Mô hình Cổng chào tái hiện hình ảnh Hà Nội nhộn nhịp ngập trong rừng cờ hoa chào đón đoàn quân chiến thắng trở về, mô hình "Cột cờ Hà Nội", "Ga Hàng Cỏ - Chuyến tàu lịch sử", "Ô Quan Chưởng", "Vườn ánh sáng" được sắp đặt, dàn dựng thành các không gian trưng bày, tiểu cảnh giới thiệu các điểm đến du lịch hấp dẫn vào mùa thu như Cầu Long Biên, phố cổ Hà Nội.

Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội tại khu vực nhà Bát Giác với các món ăn truyền thống như cốm làng Vòng, bánh cốm Hàng Than, trà sen Tây Hồ, cà phê phố cổ, bánh mì Phố, nem nắm Chương Mỹ, ... kết hợp các hoạt động quảng diễn tinh hoa ẩm thực; Hoạt động trưng bày, giới thiệu Hà Nội qua ảnh theo chủ để "Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử" hoạt động nghệ thuật đường phố; Chương trình khảo sát và tọa đàm "Điểm đến du lịch Thu Hà Nội".

Chương trình có sự tham gia, đồng hành của 15 tỉnh, thành phố tham gia giới thiệu du lịch địa phương bao gồm: Điện Biên, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thanh Hóa,Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Huế, Lâm Đồng, An Giang.

Để quảng bá, giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch và các di sản của địa phương Festival Thu Hà Nội năm 2024 có sự tham gia của một số quận, huyện như: Quốc Oai, Ứng Hòa, Đông Anh, Gia Lâm, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Hà Đông, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm; Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội, Văn Miếu-Quốc Tử Giám.... Các tổ chức, doanh nghiệp du lịch lớn của Thủ đô, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú trên địa bàn Thành phố đăng ký tham gia giới thiệu hàng nghìn sản phẩm, tour du lịch với các voucher khuyến mại, kích cầu.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Thu Hà Nội năm 2024 - ảnh 1
Chương trình “Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024”  là một trong những sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch trọng điểm của Thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Bên cạnh lễ khai mạc, trong thời gian diễn ra Festival Thu Hà Nội năm 2024, còn có hội nghị "Điểm đến du lịch Thu Hà Nội", khảo sát một số điểm du lịch Hà Nội.

Đồng thời, tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Hoàn Kiếm tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian như múa hát Chèo Tàu, diều sáo (huyện Đan Phượng), biểu diễn nghệ thuật 54 dân tộc anh em (huyện Quốc Oai) và hoạt cảnh Tinh hoa Bắc Bộ, múa rối cạn (huyện Mỹ Đức)... qua đó tái hiện hình ảnh Hà Nội chào đón đoàn quân chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô.

Cũng trong thời gian này các nghệ nhân, làng nghề tiêu biểu của Hà Nội giới thiệu đến du khách một số sản phẩm tiêu biểu như: Gốm sứ Giang Cao, sơn mài Hạ Thái, đúc đồng Ngũ xã; mây tre đan Phú Vinh, lụa Vạn Phúc, Hà Đông...

Các hoạt động chính của Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024:

+ Lễ khai mạc Festival Thu Hà Nội diến ra vào ngày 13/9/2024 tại khu vực vườn hoa đền Bà Kiệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội với chương trình nghệ thuật độc đáo và dàn dựng công phu với sự tham gia của các nghệ sỹ nổi tiếng với chủ đề "Thu Hà Nội – Mùa thu lịch sử".

+ Famtrip khảo sát một số điểm du lịch hấp dẫn , điểm đến du lịch Hà Nội vào ngày 12/9/2024. Chương trình tọa đàm với chủ đề "Điểm đến du lịch Thu Hà Nội" tại Hoàng Thành Thăng Long vào ngày 12/9/2024.

+ Chương trình thời trang Thu-Đông dòng chảy lịch sử với các trang phục truyền thống, hiện đại chủ đề Thu Hà Nội.

+ Chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố tại khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm (thời gian từ 09h00 – 11h00 ngày 15/9/2024).

+ Đêm hội Trung thu cho em tại sân khấu chính khu vực vườn hoa đền Bà Kiệu (thời gian từ 19h30-21h30 ngày 15/9/2024).

+ Chương trình thời trang "Thiên đường giấc mơ 5-Thu Hà Nội trong em" tại khu vực sân khấu phụ - Mô hình Cột cờ Hà Nội (thời gian từ 20h-22hngày 14/9/2024).

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc triển lãm ảnh “Hà Nội Phát triển - Đổi mới - Hội nhập”

Khai mạc triển lãm ảnh “Hà Nội Phát triển - Đổi mới - Hội nhập”

(PNTĐ) - Chiều 8/10, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hà Nội Phát triển - Đổi mới - Hội nhập” tại Trung tâm Thông tin triển lãm Hà Nội. Tới dự có Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Huy Cường; Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Nội Tô Quang Phán cùng đại diện các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội.
65 nhà thiết kế Bắc - Trung - Nam tham gia “Đêm hội áo dài” tôn vinh văn hóa Việt

65 nhà thiết kế Bắc - Trung - Nam tham gia “Đêm hội áo dài” tôn vinh văn hóa Việt

(PNTĐ) - Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt, đó là trang phục không thể thiếu trong trong các sự kiện quan trọng của đất nước, của dân tộc. Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài không ngừng biến đổi nhưng vẫn luôn gìn giữ tính truyền thống, góp phần tôn vinh giá trị văn hóa Việt.
Khôi phục bộ môn thuyền rồng, đưa thể thao gắn với văn hóa, du lịch

Khôi phục bộ môn thuyền rồng, đưa thể thao gắn với văn hóa, du lịch

(PNTĐ) - Ông Phạm Xuân Tài - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phát biểu tại buổi gặp mặt báo chí về Bơi chải Thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 cho biết, Hà Nội không dừng lại ở một giải thể thao đơn thuần mà gắn với văn hoá, nhân văn, du lịch, tôn vinh di sản văn hóa Thủ đô. Giải Bơi chải Thuyền rồng mở rộng còn nhằm mục đích khôi phục môn bơi chải thuyền rồng từng nổi tiếng của Thăng Long- Hà Nội, quảng bá hình ảnh văn hóa Thủ đô.
Những Cửa ô ở Hà Nội: Chứng nhân lịch sử nghìn năm thăng trầm

Những Cửa ô ở Hà Nội: Chứng nhân lịch sử nghìn năm thăng trầm

(PNTĐ) - Hà Nội với 36 phố phường và 5 Cửa ô trong những vần thơ, câu hát đã khắc sâu trong tâm thức biết bao thế hệ người Việt. "Cửa ô" là danh xưng độc đáo, riêng biệt chỉ có ở Hà Nội. Cùng với thăng trầm của lịch sử, các Cửa ô ở Hà Nội được ví như những chứng nhân lịch sử đã đi cùng với sự phát triển của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.