Nhiều hoạt động tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Lễ khai mạc Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023 với chủ đề "Dòng chảy" sẽ diễn ra vào 19 gờ tối nay (17/11) tại Nhà máy Xe lửa Gia Lâm. Lễ hội diễn ra từ ngày 17-26/11 hứa hẹn mang đến cho công chúng những trải nghiệm mới mẻ và tầm nhìn về một Hà Nội - Thành phố sáng tạo. Đồng thời nhằm kết nối sự sáng tạo và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, hướng tới sự phát triển của ngành Công nghiệp văn hóa sáng tạo của Thủ đô.

Dự kiến sẽ có gần 70 hoạt động văn hóa với 4 công trình giới thiệu kiến trúc, hơn 20 trưng bày và triển lãm, hơn 20 hội thảo, tọa đàm trong đó có 5 hội thảo quốc tế, 9 hoạt động giới thiệu nghệ thuật, chuỗi sự kiện cộng đồng, hội chợ sáng tạo được tổ chức tại tuyến địa điểm chính của Lễ hội là Nhà máy xe lửa Gia Lâm, tháp nước Hàng Đậu và vườn hoa Vạn Xuân; Ga Long Biên và Ga Gia Lâm; và các hoạt động, sự kiện văn hóa trên địa bàn các quận huyện thị xã tại Hà Nội.

Nội dung các sự kiện xoay quanh chủ đề “Dòng chảy” nhằm kết nối sự sáng tạo và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, hướng tới sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo của Thủ đô. Lễ hội có sự tham gia của hơn 200 các đơn vị, nhà sáng tạo và nghệ sĩ thuộc các đối tượng khác nhau trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo, đặc biệt là nhiều nghệ sĩ trẻ đã đang tích cực tham gia ý tưởng và đồng hành cùng chương trình.

Nhiều hoạt động tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023 - ảnh 1
Tháp nước Hàng Đậu trở thành triển lãm văn hóa

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 dưới sự chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội - Hội Kiến trúc sư Việt Nam; do Sở Văn hóa và Thể thao, Tạp chí Kiến trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam), Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức; với sự đồng hành của Văn phòng đại diện UNESCO tại Hà Nội, Chương trình định cư con người Liên hiệp quốc (UN-HABITAT) và phối hợp của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị tổ chức liên quan, sự tham gia đồng hành của các đơn vị tài trợ. 

Theo ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 là hoạt động thường niên của TP. Hà Nội nhằm triển khai Kế hoạch thực hiện các sáng kiến gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, khẳng định vị thế tiên phong của Hà Nội ở tầm quốc gia, hội nhập với xu thế kinh tế sáng tạo quốc tế.

Điểm nhấn sáng tạo và mang đến trải nghiệm hấp dẫn, bất ngờ và truyền cảm hứng nhất chính là khu vực Nhà máy xe lửa Gia Lâm - một di sản công nghiệp nổi bật của Thủ đô Hà Nội. Tại đây sẽ diễn ra đêm khai mạc, bế mạc lễ hội, cùng hàng loạt sự kiện âm nhạc, thời trang, nghệ thuật sắp đặt độc đáo, các hội thảo, workshop, hội chợ, vui chơi…, với kỳ vọng thắp sáng di sản công nghiệp thành các không gian nghệ thuật sáng tạo đặc sắc. Các không gian pavilion (những công trình kiến trúc đem tới không gian mở, nơi diễn ra các hoạt động...) mang tới những câu chuyện và các cung bậc cảm xúc khác nhau về Thủ đô ngàn năm dưới góc nhìn khác biệt về một Hà Nội sáng tạo và đậm chất nghệ thuật. Trong đó, kho 10B của nhà máy được biến đổi trở thành Pavillion triển lãm “Kiến trúc, Nhà máy và vẽ (lại) Giấc mơ hiện đại”. 

Tại phân xưởng gia công nóng B1, sẽ được thiết kế Pavilion “Không gian kiến trúc và nghệ thuật Phân xưởng nóng”. Khu vực cầu lăn chìm của nhà máy sẽ được biến đổi thành không gian kiến trúc Pavilion “Bến chờ”. Tại các không gian này sẽ tổ chức các triển lãm, điểm biểu diễn nghệ thuật, trình diễn chưa từng có ở Hà Nội. Đặc biệt, lần đầu tiên tại Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội sẽ có trải nghiệm đi tàu hỏa - phương tiện kết nối độc đáo các điểm đến trên hành trình trải nghiệm lễ hội, mang đến cho khách tham quan những cảm xúc mới lạ và lý thú. Chuyến tàu sẽ xuất phát từ ga Long Biên, với chặng di chuyển xuyên qua cầu Long Biên trên con sông Hồng lịch sử, ngắm nhìn cuộc sống và phong cảnh tuyệt đẹp từ khung cửa sổ toa tàu trước khi tới ga Gia Lâm để thỏa thích trải nghiệm các hoạt động tại đây. 

Bên cạnh đó, từ khu vực tháp nước Hàng Đậu qua cầu Long Biên và khu vực bãi giữa sông Hồng sẽ là nơi diễn ra nhiều sự kiện như: Diễu hành áo dài bằng xe đạp, chạy bộ với chủ đề "Theo dòng chảy Di sản", hoạt động trải nghiệm thiên nhiên, trưng bày, triển lãm… Cùng với tuyến chính trên, còn nhiều tuyến mạng lưới trải dọc theo sông Hồng cũng như nhiều điểm văn hóa sáng tạo trong nội đô thành phố, với sự tham gia của hơn 300 nghệ sĩ, kiến trúc sư, nhà sáng tạo, nhằm mang đến những giá trị và sức sống mới cho di sản nói riêng, những chuyển động tích cực trong quá trình tái thiết đô thị, phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô nói chung.

Nhiều hoạt động tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2023 - ảnh 2
Nhà máy Xe lửa Gia Lâm sẽ trở thành không gian sáng tạo trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo 2023

Trong số hơn 20 triển lãm tại tuyến chính, riêng các phân xưởng Nhà máy Xe lửa Gia Lâm đã trở thành không gian triển lãm với 16 triển lãm, kết hợp hiệu ứng thị giác mới lạ với các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Đó là: Triển lãm “Thủy Phủ” của họa sĩ Trịnh Minh Tiến; “Tiếng gọi” của họa sĩ Thu Trần; “MAP 2023 - Chuyển động Ngoại biên” của tổ chức Heritage Space; “Như ta đã từng” của nhiếp ảnh gia Phan Đan, Nguyễn Minh Hoàng, Nguyễn Tú Hằng; “Quá áp” của nghệ sĩ Vy Trịnh và Vân Đỗ...

Bên cạnh hàng loạt sự kiện đặc sắc, người dân Hà Nội sẽ được hòa nhịp trong không khí lễ hội và được tham gia vào quá trình sáng tạo các tác phẩm qua các chương trình đa dạng, mang tính tương tác cao như: các hoạt động cộng đồng tại khu vực bãi giữa, các cuộc thi thiết kế cộng đồng, sân chơi cộng đồng cho trẻ em từ vật liệu tái chế, cùng 120 nhóm tham gia hội chợ thiết kế thủ công đương đại, trải nghiệm ẩm thực…

Không chỉ được tương tác cùng các chương trình cộng đồng độc đáo, đến với Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023, người dân còn có cơ hội tham gia vào các chuỗi tọa đàm, workshop chuyên môn về sáng tạo. Với sự tham gia của các trường đại học trong nước và quốc tế, Hội đồng Anh, các nghệ sĩ cùng các HUB sáng tạo, những chủ đề thảo luận sẽ là cơ sở đề xuất thể hiện sự chung tay của giới chuyên môn, nhà sáng tạo với các nhà quản lý nhằm hướng tới mục tiêu khẳng định và quyết tâm hiện thực hóa khát vọng đổi mới sáng tạo cho Hà Nội trong bối cảnh thế giới phát triển không ngừng.

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 quy tụ sự tham gia của hơn 200 đơn vị, nhà sáng tạo và nghệ sĩ thuộc các đối tượng khác nhau trong các lĩnh vực thiết kế sáng tạo, đặc biệt là nhiều nghệ sĩ trẻ đã tích cực tham gia ý tưởng và thực hiện chương trình. Một số tổ chức về văn hóa nghệ thuật đương đại như: Hanoi Indie Troupe, Vạn Thiên Ý, Tò he, Think Playground, Á Space, Heritage Space… cũng hứa hẹn sẽ mang đến giá trị trải nghiệm, sự kiện đặc sắc cho công chúng tham gia.

Sau 4 năm gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO, Hà Nội đang từng bước khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo” với vị thế tiên phong, sáng tạo, khả năng hội nhập xu hướng kinh tế sáng tạo quốc tế. Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, sau 3 năm tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội (từ 2021 đến nay), quy mô, chất lượng của lễ hội ngày càng được mở rộng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ với giới sáng tạo của Thủ đô và cả nước. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.