“Những em bé hiểu chuyện” trong phim “Thương ngày nắng về”

CẨM GIANG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Phim truyền hình Việt Nam gần đây xuất hiện khá nhiều các tài năng nhí được khán giả yêu thích. Hai nhân vật nhỏ tuổi Sam (Nguyễn Bảo Linh), So (Phạm Tuấn Phong) trong “Thương ngày nắng về”là một ví dụ. Các em khiến khán giả không chỉ cười mà còn bật khóc cùng nhân vật bởi sự “hiểu chuyện đến đau lòng”.

Một Tuấn Phong tình cảm

Từ ngày đảm nhiệm vai So, Phạm Tuấn Phong bị mọi người quên luôn cái tên ở nhà. Ban đầu, thay đổi chỉ nhằm mục đích cho Phong quen thuộc hơn với vai diễn nhưng sau đó, sự đáng yêu của vai diễn đã biến Tuấn Phong thành So thật. Chưa được đào tạo bài bản, những gì Tuấn Phong thể hiện trong phim chỉ gói gọn trong hai từ “bản năng”. Thế nên, khi con trở nên nổi tiếng, chị Cảnh - mẹ của Tuấn Phong - nói rằng cả gia đình rất bất ngờ. Sự tự hào là không thể giấu giếm nhưng người mẹ trẻ vẫn khiêm tốn nói, có lẽ do tính cách của Tuấn Phong bên ngoài không khác gì So, cũng lém lỉnh và đáng yêu như vậy nên con mới vào vai vừa vặn. 

6 tuổi, bước chân vào làng giải trí chưa lâu nhưng Tuấn Phong đã có rất nhiều thay đổi tích cực. Nếu như trước kia con chưa tự tin trước đám đông thì bây giờ con trở nên bạo dạn hơn. Gặp người lạ, Tuấn Phong đều chủ động bắt chuyện làm quen, thậm chí là sà vào lòng để trò chuyện. Vì sự thân thiện, đáng yêu đó nên ở đoàn làm phim, Tuấn Phong được các nghệ sĩ trong đoàn rất yêu mến. “Con thích phim trường lắm dù việc quay phim khiến con rất vất vả sắp xếp thời gian học tập”- chị Cảnh nói. 

Làm sao vừa được đi quay, lại đảm bảo học hành là chuyện rất “căng” với Tuấn Phong, nhưng lại thể hiện sự nỗ lực của cậu bé. Có những ngày, Tuấn Phong phải tự học bài theo thời khóa biểu của ngày hôm sau để được đi quay đúng lịch. Mệt, nhưng với sự giúp đỡ của mẹ, Tuấn Phong chẳng bao giờ than thở. Có những ngày quay từ sáng đến tối muộn, sinh hoạt lại chẳng được thoải mái như ở nhà nhưng Tuấn Phong không nề hà. 

Cũng giống So trong “Thương ngày nắng về”, sống tình cảm và luôn nhận ra mọi vui buồn trên gương mặt mẹ Khánh, ở ngoài đời, Tuấn Phong cũng rất nhạy cảm với những mệt mỏi của mẹ Cảnh. Chỉ cần thấy mẹ mệt, con lại chạy đến hỏi han, ôm ấp. Những lời ngọt ngào xuất phát từ đôi môi ngọt lịm của chú bé 6 tuổi khiến trái tim người mẹ tan chảy. Sự ấm áp ấy cũng được Tuấn Phong mang y nguyên vào So để khi thấy bố Đức mẹ Khánh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, So lại cùng chị Sam tìm mọi cách để hàn gắn.

“Những em bé hiểu chuyện” trong phim “Thương ngày nắng về” - ảnh 1
Sam và So cùng “bố mẹ” trong “Thương ngày nắng về” Ảnh: VFC

Một Bảo Linh tự lập

Cùng với chị Cảnh, chị Hồng - mẹ của Bảo Linh (vai Sam) cũng theo sát con trong công việc. Có những ngày mệt quá, hai chị lại rủ nhau tìm một góc nào đó để chợp mắt trong khi các con làm việc. Vất vả là thế nhưng chị chẳng muốn rời con vì là một người mẹ có con gái, chị có rất nhiều nỗi lo vô hình. Ban đầu, khi nghe nhiều lời đồn tiêu cực về showbiz, chị cũng lo con bị những tác nhân bên ngoài tác động, sợ con bị tổn thương. Từ ngày bén duyên với màn ảnh nhỏ, Bảo Linh lại vui vẻ, suy nghĩ tích cực và chăm chỉ học hành hơn. Thậm chí có những đêm quay phim về muộn, con vẫn cố gắng hoàn thành bài tập để hôm sau nộp cho cô giáo. Bảo Linh biết, trước đó mẹ đã xin phép cô, nhưng con không muốn vì đam mê di diễn mà bỏ bê việc học, càng không muốn mình được ưu ái so với bạn bè trong lớp. Bảo Linh là vậy, luôn là một cô bé tự lập và biết mục tiêu của bản thân.

Cái sự “người lớn” ấy có thể khiến người ngoài bất ngờ, nhưng với những người trong gia đình Bảo Linh, không ai lạ lẫm. Vì hoàn cảnh bố mẹ phải đi làm xa bươn chải kiếm sống, Bảo Linh phải sống xa ba mẹ một thời gian dài. Trong thời gian ấy, con nhìn thấy sự mệt mỏi của bà ngoại vì đau ốm. 2 tuổi, con đã ý thức bản thân phải giúp đỡ ông bà mọi việc. 2 tuổi, con đã có thể nấu vài món đơn giản và 2 tuổi, con đã biết vẽ cho mẹ những lá thư nguyệch ngoạc. Trong bức vẽ đó, hình ảnh của mẹ xuất hiện dù chẳng giống chút nào với bên ngoài nhưng nỗi nhớ thì tràn đầy. Ngày ấy, ba mẹ vẫn về thăm con nhưng bấy nhiêu sao đủ để làm ấm trái tim nhỏ bé. Lần nào tiễn mẹ lên xe ra Hà Nội, Bảo Linh cũng khóc, tối về nằm mơ vẫn gọi mẹ. Nỗi buồn, sự xót xa ấy được vợ chồng chị Hồng trải lòng trên trang cá nhân để vơi bớt nhớ thương, lấy thêm nghị lực bươn chải. Đến bây giờ, khi cuộc sống đã khá hơn, khi đã có thể đưa con về ở với ba mẹ, đọc lại chị vẫn rơi nước mắt. 

Hiểu chuyện từ ngoài đời vào đến trong phim, Sam của “Thương ngày nắng về” mong mỏi một gia đình đầy đủ đến tội nghiệp. Mãi không thấy bố đến thăm, Sam thẫn thờ trong đêm tối chỉ để chờ đợi một bóng hình quen thuộc. Những cảnh quay đó, diễn xuất của Bảo Linh khiến khán giả cảm nhận rõ ràng nỗi đau của một đứa trẻ khi mái ấm không còn trọn vẹn. Theo lời chị Hồng, khi bắt đầu nhận vai Sam, Bảo Linh đã xem mẹ Khánh, bố Đức và em So chính là gia đình thực của mình. Với những cảnh quay đòi hỏi phải thể hiện cảm xúc một cách mạnh mẽ, Bảo Linh lại tự liên tưởng đến cuộc sống thật như con buồn thế nào khi nhớ đến bà ngoại bị ốm, sẽ thế nào nếu bố mẹ cãi nhau hay thậm chí là sự buồn phiền khi đứng trước quá nhiều đồ ăn ngon mà không được phép đụng tới. Có thể nói, Bảo Linh đã dành cho vai Sam toàn bộ nhiệt huyết và sự nghiêm túc.  

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tiếng vọng từ quá khứ, đối thoại với hiện tại

Tiếng vọng từ quá khứ, đối thoại với hiện tại

(PNTĐ) - Hội thảo khoa học “Nhìn lại văn học viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức ngày 9/4 là cuộc đối thoại học thuật sâu sắc về vai trò, giá trị và sức sống của văn học kháng chiến chống Mỹ trong dòng chảy văn học dân tộc.
Hà Nội hiện thực hóa mục tiêu trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách Hồi giáo

Hà Nội hiện thực hóa mục tiêu trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách Hồi giáo

(PNTĐ) - Du lịch thân thiện với du khách Hồi giáo (Du lịch Halal) đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một phân khúc tiềm năng trong ngành du lịch toàn cầu. Dự báo đến năm 2030, du lịch Halal sẽ đóng góp 334,5 tỷ USD vào ngành du lịch thế giới (MarkWide Research). Hà Nội cũng đang có nhiều kỳ vọng vào tiềm năng thu hút du lịch gắn với Halal trong tương lai gần.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa tạo giá trị phát triển bền vững cho Hà Nội

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa tạo giá trị phát triển bền vững cho Hà Nội

(PNTĐ) - Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) được Thành phố Hà Nội công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng của đông đảo chuyên gia, nhà quản lý... trên nhiều lĩnh vực và người dân. PGS.TS, Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn, nhấn mạnh rằng đây là bước đi tạo nên giá trị bền vững trong phát triển cho Hà Nội.
Áo dài đồng hành cùng phụ nữ Việt trên hành trình phát triển

Áo dài đồng hành cùng phụ nữ Việt trên hành trình phát triển

(PNTĐ) - Tối 13/4/2025, tại Hà Nội, TƯ Hội LHPN Việt Nam tổ chức chương trình Áo dài nghệ thuật "Hương Sắc Việt Nam". Chương trình góp phần tôn vinh giá trị của Áo dài trong đời sống, văn hóa, xã hội; đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản Áo dài và quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến gần gũi hơn với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
Về hội chùa Thầy, thưởng thức show diễn múa rối nghệ thuật Cội nguồn

Về hội chùa Thầy, thưởng thức show diễn múa rối nghệ thuật Cội nguồn

(PNTĐ) - Về xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, nơi có Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia chùa Thầy, giữa không gian sân khấu lớn dưới chân núi chùa Thầy, show múa rối nghệ thuật Cội nguồn mang đến cho người xem sự hấp dẫn lạ kỳ bởi lối diễn chân thật, độc đáo, đầy chất thơ dân gian.