Nỗ lực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Cố đô Huế

CÔNG MINH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Vừa qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (10/6/1982-10/6/2022), đánh dấu một chặng đường quan trọng trên hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản vật thể và phi vật thể của triều Nguyễn được Tổ chức UNESCO vinh danh.

Nỗ lực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Cố đô Huế - ảnh 1
Bảo tồn và phát huy di sản Cố đô Huế

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Trần Đình Thành nhấn mạnh, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế được xem là đơn vị đi đầu cả nước và là hình mẫu về công tác bảo tồn, trùng tu di tích. Di sản Huế với thương hiệu "1 điểm đến 5 di sản" đã và đang trở thành một thương hiệu của du lịch Việt Nam, một lựa chọn hàng đầu của du khách trong và ngoài nước. Thời gian tới, đơn vị cần tiếp tục đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tại khu di tích; tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào hoạt động tuyên truyền, quảng bá để Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Đặc biệt, Trung tâm cần đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản văn hóa Huế và giải quyết cân bằng, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển nhằm bảo vệ tính toàn vẹn các giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể di tích Cố đô Huế gắn với phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết: Di sản văn hóa Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp và đang từng bước hồi sinh diện mạo ban đầu của một Cố đô lịch sử. Công cuộc bảo tồn di tích Huế chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Đến nay, Huế tự hào đã có 5 di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đó là: Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. 40 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, đến nay, Trung tâm đã trở thành một đơn vị vững mạnh toàn diện, tạo nên thương hiệu "đơn vị bảo tồn Di sản hàng đầu của Việt Nam".

Ngày 10/6/1982, Công ty Quản lý Di tích Lịch sử và Văn hóa Huế được thành lập, trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý Di tích và Xí nghiệp Tu sửa Di tích, trực thuộc vào UBND tỉnh Bình Trị Thiên. Đến ngày 30/5/1992, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành Quyết định số 443/QĐ-UBND đổi tên Công ty Quản lý Di tích và Văn hóa Huế thành Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. 40 năm qua, hàng trăm hạng mục công trình thuộc hệ thống di tích Cố đô Huế được bảo tồn, trùng tu và tu bổ, tiêu biểu là các di tích như: Ngọ Môn, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, điện Thái hòa, điện Kiến Trung…

Bên cạnh đó, trung tâm cũng nghiên cứu phục hồi một số lễ hội cung đình quan trọng nhất của triều Nguyễn như lễ Tế Giao, lễ tế Xã Tắc, lễ Truyền Lô - Vinh quy bái tổ, lễ hội thi Tiến sĩ Võ. Trung tâm có mối quan hệ hợp tác với hơn 30 tổ chức quốc tế, hàng chục các Viện, trường Đại học, ban ngành trong nước để tiến hành các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn di sản, giao lưu văn hóa cả trên lĩnh vực văn hóa vật thể, phi vật thể và cảnh quan môi trường. Trung tâm vinh dự đón nhận nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Độc lập hạng Ba (2017), Huân chương Lao động Hạng Nhất (2006), trong nhiều năm liền đã nhận được Cờ Thi đua xuất sắc về ngành Bảo tồn Bảo tàng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

 

Dịp này, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).