Nỗi nhức nhối nạn bạo hành lên sân khấu nhà hát Tuổi trẻ

Chia sẻ

PNTĐ-“Chúng tôi đã xem. Thực sự cảm nhận. Và thực sự cảm động” – Đó là cảm xúc của những khán giả đến xem chương trình nghệ thuật đặc sắc “Tôi ơi, đừng tuyệt vọng”.

 
 Chương trình là sự kết hợp giữa Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) và Đoàn kịch 3 – Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam, nhằm gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn bạo lực gia đình đang gây nhức nhối hiện nay.
 
Nỗi nhức nhối nạn bạo hành lên sân khấu nhà hát Tuổi trẻ - ảnh 1
“Tôi ơi, đừng tuyệt vọng”
 
Một điều gây bất ngờ và ngạc nhiên cho khán giả là vở kịch hình thể đương đại “Ký ức” và vở kịch tương tác “Tôi ơi, đừng tuyệt vọng” lại được biểu diễn bởi những nghệ sỹ không chuyên. Họ là những người vợ, người chồng từng sống cùng với nạn bạo hành. Dưới sự hướng dẫn của những nghệ sỹ của Nhà hát Tuổi trẻ, họ đã dũng cảm kể lại câu chuyện trong quá khứ. Có lẽ bởi đó là những câu chuyện thật sự, rất ít màu sắc hư cấu ngoại trừ hình thức biểu diễn, nên những người nghệ sĩ không chuyên đã làm người xem rơm rớm nước mắt khi chứng kiến sự đau đớn, sợ hãi, hoang mang và cả bế tắc khi họ bị người chồng – người mình yêu thương nhất – hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần. Mà nguyên nhân của nỗi đau ấy chính là rượu chè, là cờ bạc, là bệnh tật, là những thất bại trong cuộc sống.
 
Dẫu biết rằng, trong cuộc sống của mỗi một con người, hạnh phúc và cô đơn, niềm vui và nỗi buồn luôn song hành với nhau, ai cũng đều cảm nhận và sống cùng những cung bậc cảm xúc ấy. Nhưng đối với những người phụ nữ phải nếm trải nỗi đau bị chồng bạo hành, nỗi cô đơn và nỗi buồn dường như là bất tận. Quá nửa đời người, những khát vọng về cuộc sống bình yên đã trở nên chai lỳ, những con người đáng thương ấy muốn buông xuôi, muốn chôn vùi tất cả để cho qua một kiếp người nhưng cũng không thể làm được. Bởi họ còn có quá nhiều những ràng buộc, những trách nhiệm không thể buông tay. Để rồi, họ rơi vào bế tắc. Những tiếng khóc quằn quại, những tiếng cười khanh khách trong đêm là tột cùng của sự bế tắc không có lối ra.
 
Nhưng cuối cùng, sau bóng đêm dày đặc ấy, họ cũng tìm được ánh sáng của đời mình để sống tốt hơn, tự tin hơn và yêu đời hơn.
 
Với thông điệp cùng chung tay giúp đỡ những người phụ nữ bị bạo hành và gióng lên hồi chuông cảnh báo về nạn bạo hành ngày càng gia tăng ở nước ta, hai vở kịch đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem. Hy vọng, những vở kịch này có thể tiếp tục xuất hiện trên các sân khấu khác, rộng rãi hơn để cho những người phụ nữ bị bạo hành hiểu hơn về nỗi đau của chính mình và biết cách vượt lên chính mình.                 
 
Linh Nhi

Tin cùng chuyên mục

Độc đáo Triển lãm trực tuyến giới thiệu bộ sách kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Độc đáo Triển lãm trực tuyến giới thiệu bộ sách kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), Nhà xuất bản Kim Đồng đã phát hành bộ sách gồm 17 cuốn sách viết về Điện Biên Phủ với nhiều thể loại của nhiều tác giả nổi tiếng. Trong đó, đáng chú ý là cuốn sách “Kí họa trong chiến hào” của họa sĩ Phạm Thanh Tâm.
Người dân háo hức xem lễ diễu binh diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân háo hức xem lễ diễu binh diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Ngay từ sáng sớm sáng 7/5, đông đảo nhân dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên và nhiều địa phương trong cả nước đã đến Sân vận động thành phố Điện Biên cùng theo dõi Lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và dành những tình cảm hướng về mảnh đất Điện Biên lịch sử.
 “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” - Những khoảnh khắc hùng tráng của lịch sử dân tộc

“Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” - Những khoảnh khắc hùng tráng của lịch sử dân tộc

(PNTĐ) - Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”, tạo nên một dòng chảy nghệ thuật vừa hào hùng, vừa sâu lắng, hồi tưởng về những khoảnh khắc hùng tráng đã khắc sâu trong lịch sử dân tộc 70 năm về trước.