“Núi Mẹ” và câu chuyện của cựu tử tù được ân xá

Chia sẻ

PNTĐ-Sinh năm 1962, một nửa cuộc đời Nguyễn Đức Nguyên sống trong trại giam với những án phạt khác nhau, nửa đời còn lại sống cùng văn chương, nghệ thuật.

 
 Với tác phẩm đầu tay - “Núi Mẹ”, ông đã cống hiến cho đời những trang viết thấm đẫm tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên, miền đất vùng biên cương của Tổ quốc...
 
“Núi Mẹ” và câu chuyện của cựu tử tù được ân xá - ảnh 1
Tác giả Nguyễn Đức Nguyên tại buổi giới thiệu
tiểu thuyết “Núi Mẹ”
 
Từ trại giam đến trại sáng tác
 
Sáng 19/10/2017, NXB Công an Nhân dân đã có buổi giới thiệu cuốn sách “Núi Mẹ” – tiểu thuyết đầu tay của cựu tử tù hình sự Nguyễn Đức Nguyên. Nguyễn Đức Nguyên quê gốc ở Nam Trực, Nam Định, lớn lên tại thị trấn Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Cuộc đời tác giả là một chuỗi biến cố, thăng trầm.
 
Tháng 2/1979, khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, Nguyễn Đức Nguyên được biên chế vào Tiểu đoàn 9 bộ đội địa phương Lộc Bình, rồi có mặt tại Tú Mịch - một vùng chiến sự ác liệt. Sau chiến tranh, hai phần ba quân số của đơn vị đã hy sinh. Nguyên tiếp tục bám trụ ở địa bàn giáp biên gian khổ của vùng biên giới Lạng Sơn suốt 10 năm trời. Trong thời gian này, do thẳng tính, lại bị kẻ xấu vu khống làm hại, nên đã hai lần Nguyên bị Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu I và Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương truy tố, bắt tạm giam tổng cộng là 26 tháng. Sau khi được kết luận vô tội, Nguyễn Đức Nguyên trở về đơn vị cũ công tác.
 
Năm 1989, Nguyên lại mắc lừa, lại vướng vòng lao lý với án 3 năm tù. Ra tù, số tiền nợ của gia đình đã lên tới hơn 20 triệu đồng.Túng quá hóa liều, Nguyên đã đi buôn… heroin. Bị bắt ngay trong chuyến hàng đầu tiên, Nguyễn Đức Nguyên bị tuyên án tử hình. Lúc này, anh đã hoàn toàn chấp nhận cái chết. Nhờ người nhà và Giám thị trại giam động viên nhiều ngày, anh mới chịu viết đơn xin ân xá gửi lên Chủ tịch Nước.
 
Năm 2015, sau thời gian nghiêm túc chấp hành án phạt và cải tạo tích cực, Nguyễn Đức Nguyên được hưởng đặc xá, trở về hòa nhập cộng đồng. Khả năng viết văn của ông được phát hiện trong một cuộc thi viết dành cho phạm nhân có chủ đề “Sự hối hận và niềm tin hướng thiện” do Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an phối hợp cùng Nhà xuất bản Công an Nhân dân tổ chức.
 
Dù tác phẩm nộp muộn không được chấm giải nhưng trong thư gửi ban tổ chức, Nguyễn Đức Nguyên đã đề đạt nguyện vọng viết tiểu thuyết lịch sử. Những trang viết đầu tiên của “Núi Mẹ” được thai nghén từ những ngày tháng trong tù, bản thảo ban đầu khoảng 1.000 trang. Sau đó, Nhà xuất bản CAND đã đề xuất Trung tướng, nhà văn Hữu Ước – Chủ tịch Chi hội Nhà văn Công an để Nguyễn Đức Nguyên tham gia trại viết cuộc thi “Cây bút Vàng” lần thứ 2 được tổ chức tại Hải Phòng. Chính những ngày tháng ở trại viết này, với sự giúp đỡ của ban tổ chức và các nhà văn đã thành danh, Nguyễn Đức Nguyên đã hoàn thành tác phẩm “Núi Mẹ”.
 
Thông điệp nhân văn qua từng trang sách
 
Gần 400 trang sách, bố cục theo 11 chương, “Núi Mẹ” viết về thân phận những con người sống dưới chân dãy núi Mẫu Sơn hùng vĩ từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến giai đoạn Việt Minh mở rộng địa bàn, tuyên truyền, vận động người dân tham gia cách mạng. Tiểu thuyết còn miêu tả nhiều mối tình đẹp, lấp lánh yêu thương và tràn đầy ân nghĩa.
 
Dù số phận bị vùi dập, tình yêu bị chiến tranh chia cắt, bị những kẻ quan lại phá hoại, đày đọa, nhưng trong mỗi người, ý thức phản kháng luôn âm ỉ cháy, chờ cơ hội bùng lên. Họ phản kháng sự áp bức. Khi gặp ngọn gió cách mạng, họ đứng lên cùng nhân dân cả nước chiến đấu chống lại quan lại và thực dân Pháp, giành lại tự do cho bản thân mình và cho quê hương. Đọc tác phẩm, điều dễ nhận thấy tình cảm tri ân của tác giả hiện lên trong từng câu chữ vùng đất nuôi dưỡng mình.
 
Phát biểu tại buổi ra mắt tiểu thuyết “Núi Mẹ” ngày 19/9 vừa qua, nhà thơ Đặng Vương Hưng nhận xét: "Có thể, những trang viết của Nguyên chưa đạt tới chuẩn mực văn học nghệ thuật, nhưng giá trị của nó, theo tôi, đã vượt qua một cuốn sách thông thường bởi chuyển tải thành công thông điệp nhân văn: dù con người gây ra tội lỗi, sai lầm tới đâu, nhưng sau khi đã chịu bản án nghiêm khắc của pháp luật, được Nhà nước ân xá, thì khi họ trở về, hòa nhập với cộng đồng và xã hội, vẫn có thể đóng góp những điều tốt đẹp, trong khả năng của mỗi người. Tác giả của tiểu thuyết “Núi Mẹ” là một điển hình cụ thể”.
 
Đó cũng là mong muốn “hướng tới tinh thần nhân văn, kết nối con người qua từng con chữ” của Đại tá, Nhà văn Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc, Tổng biên tập NXB Công an Nhân dân. Nói theo cách của Trung tướng, Nhà văn Hữu Ước: “Ngoài vốn sống phong phú được chuyển tải trong tập sách, “Núi Mẹ” rất giàu ngôn ngữ điện ảnh. Nếu không phải một con người có cái tâm lương thiện thì không thể viết được những trang văn đẹp như vậy”.
 
Hải Yến

Tin cùng chuyên mục

Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung: Di sản tâm linh từ huyền thoại tình yêu bất tử

Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung: Di sản tâm linh từ huyền thoại tình yêu bất tử

(PNTĐ) - Hằng năm, vào ngày 10 tháng 2 âm lịch, lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung được tổ chức long trọng tại hai địa điểm: xã Dạ Trạch (nay là xã Phạm Hồng Thái) – nơi có đền Hóa – Dạ Trạch, và xã Bình Minh – nơi có đền Đa Hòa (thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Đây còn được ví như lễ hội của tình yêu, là một trong những lễ hội trọng điểm của tỉnh, mang đậm sắc màu văn hóa dân gian Vùng đồng bằng Bắc Bộ và gắn liền với truyền thuyết về Chử Đồng Tử – một trong “Tứ bất tử” theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng”

Tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng”

(PNTĐ) - Ngày 9/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức chương trình: “Tọa đàm-Gặp mặt nhân chứng lịch sử” nhân dịp Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025)”. Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đến dự.
Phụ nữ có vai trò quan trọng trong bảo tồn, phát huy làng nghề, phát triển công nghiệp văn hoá

Phụ nữ có vai trò quan trọng trong bảo tồn, phát huy làng nghề, phát triển công nghiệp văn hoá

(PNTĐ) - Sáng ngày 9/4, tại Trung tâm văn hoá huyện Ứng Hòa đã diễn ra Chương trình Truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Phụ nữ Thủ đô tham gia phát triển công nghiệp văn hóa, góp phần xây dựng thành phố hòa bình, sáng tạo năm 2025 (Chương trình), với sự tham gia của gần 200 đại biểu là nữ nghệ nhân, thợ giỏi, lao động nữ huyện Ứng Hòa.
Cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng. Đã có nhiều ý kiến cho rằng tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa là điều cần thiết và đó là cơ hội để bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.