Phát động Cuộc thi vẽ tranh quốc tế “Rực rỡ Việt Nam”

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 20/2, cuộc thi vẽ tranh quốc tế với chủ đề “Rực rỡ Việt Nam” chính thức được phát động tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Cuộc thi được tổ chức bởi Hiệp hội Art Space kết hợp với Phòng trưng bày tranh nghệ thuật A2Z tại thủ đô Paris (Pháp), cùng sự đồng hành của nhiều tổ chức và hiệp hội uy tín tại nhiều quốc gia.

Chủ đề “Rực rỡ Việt Nam” hướng đến những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được Việt Nam công nhận. Các tác phẩm có thể lấy cảm hứng từ những biểu tượng quen thuộc như phở, vịnh Hạ Long, nhã nhạc cung đình Huế, tranh Đông Hồ hay múa rối nước...

Theo Ban tổ chức, cuộc thi không chỉ là cơ hội để các bạn trẻ thể hiện khả năng hội hoạ của mình, mà còn là hành trình khám phá, tìm hiểu về giá trị lịch sử, văn hoá của chính nơi mình sinh sống.

Phát động Cuộc thi vẽ tranh quốc tế “Rực rỡ Việt Nam” - ảnh 1
Cuộc thi vẽ tranh "Rực rỡ Việt Nam"dành cho các nghệ sĩ trẻ dưới 18 tuổi. Ảnh: BTC

Ban tổ chức đã mời các nghệ sĩ, hoạ sĩ đến từ nhiều nước làm giám khảo cuộc thi gồm: Họa sĩ Phạm Bình Chương, giảng viên tại Trường Đại học Mỹ thuật; nghệ sĩ Anthony Phuong và Ziwei Phuong, thành viên Hội đồng chuyên gia về các tác phẩm nghệ thuật tại Pháp; họa sĩ người Myanmar sống và làm việc tại Pháp - Nge Lay; nghệ sĩ Thảo Nguyễn, một nhiếp ảnh gia và dịch giả, hiện đang sống và làm việc tại Pháp. Hoạ sĩ Phạm Bình Chương, thành viên Ban giám khảo, chia sẻ:  Tôi rất hào hứng khi được mời làm giám khảo cuộc thi vẽ tranh "Rực rỡ Việt Nam" Đây là cơ hội để khám phá cách các bạn trẻ cảm nhận về đất nước tôi yêu qua lăng kính nghệ thuật.

Cuộc thi vẽ tranh được chia theo 2 lứa tuổi: Dưới 12 tuổi và từ 12 đến 17 tuổi, không phân biệt quốc tịch và nơi sống. Thời hạn gửi tranh dự thi từ 20/2 đến 20/4/2025 tại hệ thống tiếp nhận ở khắp 5 châu lục. Kết quả cuộc thi dự kiến được công bố vào đầu tháng 6/2025.

Cuộc thi vẽ tranh và chuỗi triển lãm “Rực rỡ Việt Nam” tại Pháp hứa hẹn sẽ kể với thế giới những câu chuyện đặc sắc về các di sản văn hóa mà người Việt Nam đang muốn bảo tồn và phát huy, bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo và độc đáo.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ, người dân, du khách tiếp tục ùn ùn đổ về checkin “chia tay” tòa nhà Hàm cá mập

Nghệ sĩ, người dân, du khách tiếp tục ùn ùn đổ về checkin “chia tay” tòa nhà Hàm cá mập

(PNTĐ) - Kể từ khi có thông tin tòa nhà Hàm cá mập nằm ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sẽ bị phá dỡ, người dân Thủ đô, du khách bốn phương ùn ùn đổ về đây chụp hình lưu niệm "chia tay" tòa nhà. Nhất là sau khi tin tức sẽ phá dỡ tòa nhà trước ngày 30/4/2025, càng đông đảo người dân, du khách đổ về chụp ảnh với tòa nhà...
Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

(PNTĐ) -  Trong những năm tới sẽ đổi mới phương thức đào tạo vận động viên thể thao, ưu tiên đầu tư một số cơ sở trọng điểm về đào tạo, huấn luyện vận động viên đỉnh cao, hoàn thiện các chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài trong lĩnh vực thể thao thành tích cao...
NSƯT Ngọc Thu và những ấn tượng không thể quên trong phim “Mẹ vắng nhà”

NSƯT Ngọc Thu và những ấn tượng không thể quên trong phim “Mẹ vắng nhà”

(PNTĐ) - “Cine 7 - Ký ức phim Việt” tuần này mang đến bộ phim "Mẹ vắng nhà” của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư. Đây là một trong tác phẩm tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam thập niên 70 - 80. Bộ phim đã giành giải Bông sen Vàng ở LHP Việt Nam lần thứ 5 và giải Lọ hoa pha lê tại LHP Quốc tế Karlovy Vary vào năm 1980.
Bài 2: Vẫn còn nhiều “lỗ hổng“

Bài 2: Vẫn còn nhiều “lỗ hổng“

(PNTĐ) - Có thể thấy tiềm năng, cơ hội phát triển sản vật địa phương gắn với du lịch ở Hà Nội là rất lớn, nhưng nhiều địa phương vẫn còn rất lúng túng, khó khăn để phát triển… thế mạnh sẵn có này.