Phía sau màn ảnh nhỏ: Khán giả bức xúc muốn “Hương vị tình thân”... dừng lại

Chia sẻ

Chặng đường cuối của phim Hương vị tình thân nhận những ý kiến trái chiều bởi những tình tiết lan man, phi lý gây ức chế cho người xem.

Hình ảnh phim “Hương vị tình thân” (Ảnh:VFC)Hình ảnh phim “Hương vị tình thân” (Ảnh:VFC)

Mới nhất là câu chuyện liên quan tới Thy (Thu Quỳnh đóng) về nhà chồng làm loạn khi biết rằng bố nuôi của Nam - ông Sinh là người giết bố đẻ của mình năm xưa. Thy ngang nhiên suy diễn rồi quát mắng Nam. Cô còn tuyên bố dù ông Sinh đã đi tù 20 năm thì cũng không bao giờ bỏ qua, không bao giờ quên chuyện quá khứ nếu còn sống chung một mái nhà với Nam. Không chỉ Nam mà người xem cũng hoàn toàn không hiểu vì đâu Thy có thể suy diễn và tuyên bố quá khiên cưỡng như vậy. Phản ứng này của Thy chỉ hợp lý và dễ chấp nhận trong trường hợp Nam và ông Sinh đã công khai mối quan hệ ruột thịt.

Liên quan tới chuyện ông Sinh bị nghi là kẻ giết người trong vụ án mạng của ông Tín, khán giả cũng chỉ ra kịch bản Hương vị tình thân lỏng lẻo và có những tình tiết ngây ngô. Theo đó, phim khiến người xem ức chế với những tình tiết điều tra vụ án không thuyết phục: Cơ quan điều tra không khám nghiệm tử thi, không để ý tiền sử bệnh tật của nạn nhân, để Nam là người đi thuyết phục nhân chứng nói sự thật… minh oan cho ông Sinh.

Thêm một điều khiến khán giả ức chế là chuyện tình cảm của Diệp (Bích Ngọc) và Dũng (Sỹ Hưng). Hai gia đình Dũng - Diệp hận thù nhau từ quá khứ đến hiện tại, hai bà mẹ gặp nhau là mỉa mai, tranh cãi nhau. Người xem không thể giải thích được vì sao Diệp có thể yêu người sỉ nhục, miệt thị mình tới hai lần? Đồng thời, người xem cũng không giải thích được dụng ý của biên kịch, đạo diễn là gì khi dành cho cặp đôi này quá nhiều thời lượng, mà bất cứ khi nào họ xuất hiện là khán giả chỉ muốn… “tắt tivi”.

Một tình tiết khác rất khiên cưỡng phải kể đến là chuyện bà Bích (Tú Oanh) chủ động tán tỉnh ông Sinh mỗi lần có dịp gặp gỡ. Ông Sinh vốn là anh em bạn bè thân thiết với chồng bà Bích từ khi ông Tuấn còn sống. Dẫu có tình cảm thật thì cách bà Bích bày tỏ tình cảm với ông Sinh cũng quá lộ liễu, vô duyên và hoàn toàn không phù hợp hoàn cảnh.

Với thời lượng chưa đến 30 phút mỗi tập, đôi khi người xem thắc mắc không hiểu nhân vật chính của Hương vị tình thân có phải Nam - Long, ông Sinh, gia đình Long hay không mà họ không xuất hiện hoặc xuất hiện quá ít. Những tình tiết kéo dài không cần thiết khiến khán giả cảm thấy chán nản và không còn mặn mà đón đợi theo dõi bộ phim như trước nữa. Nhiều người bức xúc cho rằng phim nên kết thúc sớm đi vì sự nhạt nhẽo, phi lý, đuối sức thấy rõ của kịch bản.

NGUYÊN VŨ

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.