Phim kinh dị về Tấm Cám thu 50 tỷ đồng sau 3 ngày ra rạp

T.MẪN
Chia sẻ

(PNTĐ) - "Cám" - phim lấy cảm hứng từ truyện cổ tích Việt Nam đạt 50 tỷ đồng sau ba ngày chiếu mở màn.

Theo Box Office Vietnam - đơn vị quan sát phòng vé độc lập, Cám dẫn đầu phòng vé cuối tuần qua (20-22/9). Phim đạt hơn 5.000 suất chiếu mỗi ngày trên toàn quốc, gấp năm lần Transformers One - tác phẩm Hollywood ra rạp cùng thời điểm. Hôm 20/9, Cám thu hút hơn 200.000 lượt khán giả đi xem ngày đầu, cao nhất trong các dự án kinh dị Việt từ trước đến nay.

Phim kinh dị về Tấm Cám thu 50 tỷ đồng sau 3 ngày ra rạp - ảnh 1
Êkíp "Cám" (hàng đầu) giao lưu cùng khán giả cuối tuần tại TP HCM. Ảnh: Production Q

Phim điện ảnh Cám được lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Nội dung xoay quanh Cám (Lâm Thanh Mỹ) - một cô bé sinh ra đã dị dạng và bị cha là Hai Hoàng (Quốc Cường) và mẹ (Thúy Diễm) hành hạ, xa lánh. Tấm (Rima Thanh Vy) dù được cưng chiều nhưng vẫn yêu thương em gái. Song, gia tộc của họ che giấu một bí mật đồng trời là giao kèo hiến tế trinh nữ cho quỷ để được giàu sang. Khi thời hạn đến gần, Cám trở thành nạn nhân tiếp theo của Hai Hoàng.

Cám do nhà sản xuất Hoàng Quân và đạo diễn Trần Hữu Tấn thực hiện. Cả hai là cặp bài trùng trong làng phim kinh dị Việt và từng cho ra lò nhiều tác phẩm gồm Bắc Kim Thang (2019), Rừng Thế Mạng (2021), Chuyện Ma Gần Nhà (2022), Tết Ở Làng Địa Ngục (2023) và Kẻ Ăn Hồn (2023).

Mạng xã hội cũng bùng nổ vô số bình luận khen chê trái chiều dành cho Cám. Người xem đánh giá cao phim ở phần bối cảnh và trang phục chỉn chu, mang đến cảm giác gần gũi và truyền bá được nét đặc trưng của văn hóa làng quê Việt Nam xưa. Diễn xuất của Lâm Thanh Mỹ và Rima Thanh Vy quá ấn tượng qua màn “hắc hóa” rợn sống lưng. Tuy nhiên, yếu tố kịch bản phim lại bị chê bai vì quá lê thê, dài dòng và đầy sạn. Âm nhạc không phù hợp cảm xúc của cảnh quay còn lời thoại cũng không khớp khẩu hình.

Phim dễ dàng thu hút được lượng người xem khổng lồ thuộc nằm lòng câu chuyện cổ tích quen thuộc. Nhưng nếu làm không tốt, tác phẩm dễ dàng gây phản ứng ngược. Những bình luận trái chiều cũng góp phần giúp Cám đạt doanh thu khủng khi nhiều khán giả tò mò không biết phiên bản kinh dị của Tấm Cám sẽ có những gì nên đã "nhanh chân" rủ nhau ra rạp xem.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.