"Phở Hà Nội" trở thành Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tối 29/11, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 và và Lễ công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia chính thức khai mạc tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội).

Dự lễ khai mạc có: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà; Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường, cùng các đại sứ quán, lãnh đạo các sở, ngành thành phố, lãnh đạo quận Hai Bà Trưng. Trước đó, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến tham quan các gian hàng của lễ hội và khai trương gian hàng "Phở số".

Các đại biểu thực hiện nghi thức ấn nút khai mạc Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội 2024.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh, tiếp nối thành công 3 kỳ Lễ hội, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 được tổ chức với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu". Năm nay, Lễ hội quy tụ 16 Đại sứ quán các nước là: Algeria, Argentina, Azerbaijan, Brazil, Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Mông Cổ, Lào, Liên Bang Nga, Srilanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Pháp, Italia, Venezela; 8 tỉnh bạn: Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hưng Yên, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Quảng Bình với quy mô hơn 80 gian hàng.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà phát biểu tại lễ khai mạc.

Thông qua Lễ hội, các tổ chức, cá nhân, nghệ nhân có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, quảng bá sản phẩm, trải nghiệm những nét đặc trưng văn hóa ẩm thực, đặc sắc của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tỉnh, thành phố. Nhân dân và du khách được hòa mình trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian, thưởng thức các tiết mục văn hóa nghệ thuật truyền thống, hiện đại do các nghệ sỹ Việt Nam và quốc tế biểu diễn; được giao lưu, chia sẻ những kiến thức, bí quyết của các nghệ nhân, đầu bếp nổi tiếng, những người đã "thổi hồn" vào nguyên liệu, thực phẩm để biến thành những tác phẩm nghệ thuật ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, cùng các đại biểu tham quan các gian hàng tại Lễ hội.

Bên cạnh các hoạt động chính, lễ hội còn có các hoạt động giới thiệu, quảng bá, tọa đàm, trình diễn ẩm thực và di sản truyền thống, các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống và hiện đại... Đặc biệt Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 có sự góp mặt của Chương trình "Phở Số Hà Thành" - một sáng tạo độc đáo kết hợp giữa ẩm thực truyền thống và công nghệ.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Tạ Quang Đông trao Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo Sở VH&TT Hà Nội cùng cộng đồng chủ thể
phở Hà Nội.  

Hà Nội tự hào là địa phương có số lượng di sản lớn của cả nước. Cùng với nghề cốm Mễ Trì, nghề làm xôi Phú Thượng, nghề ướp trà sen Quảng An, năm 2024, “Phở Hà Nội” đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, là niềm vinh dự, tự hào của cộng đồng chủ thể và những người yêu thích ẩm thực. Sự ghi danh di sản cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để góp phần triển khai các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Phở Hà Nội”. 

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng các đại biểu đến tham quan các gian hàng phở Hà Nội.

Các hoạt động trong Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 được diễn ra trong 3 ngày (29/11-1/12) tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Thời gian hoạt động các gian hàng từ 9 - 22 giờ để phục vụ du khách tham quan.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ giá trị văn hóa làng xã ở Thủ đô

Bảo vệ giá trị văn hóa làng xã ở Thủ đô

(PNTĐ) - Làng Việt cổ truyền là một tế bào xã hội của người Việt. Mỗi ngôi làng đều có một truyền thống văn hóa riêng cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên, làng truyền thống ở Thủ đô hiện nay đang biến dạng trước những tác động của kinh tế, xã hội và của quá trình đô thị hóa khốc liệt. Bảo tồn các di sản văn hóa của làng Việt truyền thống trong bối cảnh xã hội chuyển biến ngày một phức tạp là một thách thức cần có những giải pháp tổng thể.
'Giấc mơ Chí Phèo' - nhạc kịch đầu tiên được cảm tác từ văn học

'Giấc mơ Chí Phèo' - nhạc kịch đầu tiên được cảm tác từ văn học

(PNTĐ) - Với loại hình nhạc kịch thì văn học là một “mỏ vàng” màu mỡ. Và “Giấc mơ Chí Phèo” - vở kịch đầu tiên được cảm tác từ truyện ngắn của nhà văn Nam Cao. Một vở nhạc kịch Broadway thuần Việt, từ kịch bản đến âm nhạc và ê-kíp thực hiện, hy vọng sẽ chinh phục được khán giả Việt. Đó cũng là cách mà các nghệ sĩ đang hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch Việt.
“Đêm Trúc Bạch” - Sản phẩm mới du lịch của Thủ đô

“Đêm Trúc Bạch” - Sản phẩm mới du lịch của Thủ đô

(PNTĐ) - Tối 29/11, tại không gian Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã (Ba Đình), Sở Du lịch Hà Nội và UBND quận Ba Đình khai mạc chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội 2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn; Bí thư Quận ủy Ba Đình Hoàng Minh Dũng Tiến cùng đại diện các ban, ngành Trung ương và sở, ngành thành phố Hà Nội đã đến dự và nhấn nút khai mạc.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi nhận giải A Giải thưởng Sách Quốc gia

Nhà nghiên cứu 104 tuổi nhận giải A Giải thưởng Sách Quốc gia

(PNTĐ) - Tối 29/11, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 - năm 2024. Các cuốn sách, bộ sách được trao giải đều là những xuất bản phẩm được đầu tư công phu, giàu tâm huyết, có giá trị tiêu biểu, đặc sắc trên các lĩnh vực. Nhiều cuốn sách là hiện tượng của xuất bản, thu hút sự quan tâm, tìm hiểu, yêu mến của độc giả, nhất là độc giả trẻ.