Quận Ba Đình thực hiện Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội

M.THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Năm 2023, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn quận Ba Đình có nhiều đổi mới. Quận đã chỉ đạo kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban quản lý, tiểu ban quản lý tại 100% di tích; xây dựng và hoàn thiện các Quy chế hoạt động; tổ chức thành công 54 lễ hội truyền thống, tạo không khí phấn khởi trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Trên địa bàn quận Ba Đình có 74 di tích lịch sử văn hóa, cách mạng kháng chiến điển hình như: Di sản văn hóa thế giới Hoàng Thành Thăng Long, Khu di tích đặc biệt Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phủ Chủ tịch; 2 di tích Quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh, Đền Voi Phục; 52 di tích lịch sử văn hóa gồm: 12 chùa, 19 đình, 20 đền, 3 Di tích cách mạng kháng chiến, 17 địa điểm gắn biển lưu niệm sự kiện và 54 lễ hội truyền thống trong một năm.

Trong năm qua, công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo các di tích được thực hiện đúng quy định, theo đó đặc biệt chú trọng tu bổ, chống xuống cấp; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tại các di tích gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế của quận. Giai đoạn 2022-2025, quận dự kiến đầu tư tu bổ 21 di tích với kinh phí hơn 550 tỷ đồng. Năm 2023 tiếp tục bổ sung đầu tư 7 dự án nâng tổng số 28 di tích cần tu bổ, tôn tạo, đảm bảo 100% các di tích cần tu bổ trên địa bàn được đưa vào kế hoạch. Trong đó 7 di tích được khởi công năm 2023: đình Giảng Võ (phường Giảng Võ), đền Núi Sưa, đền Đống Nước, Đình Đại Yên, chùa Bát Mẫu (phường Ngọc Hà), đình Ngũ Xã (phường Trúc Bạch), chùa Thanh Ninh (phường Điện Biên). Dự kiến trong năm 2024 tiếp tục khởi công tu bổ 10 di tích và hoàn thiện tu bổ theo đúng Nghị quyết đại hội đảng bộ quận lần thứ 26 nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Quận Ba Đình thực hiện Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội - ảnh 1
Xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống luôn được quận Ba Đình quan tâm

Toàn quận đã có 54 lễ hội được tổ chức, trong đó có 11 lễ hội cấp quận, 43 lễ hội cấp phường. Các lễ hội được tiến hành trang trọng, đúng nghi lễ truyền thống, Luật Di sản văn hoá, Nghị định số 110 của Chính phủ về việc quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, Quyết định số 2068 của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về thực hiện “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”…; đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

Trong năm 2023, quận Ba Đình đã khôi phục một số lễ hội đã bị mai một. Điển hình là các lễ hội Tế khai sắc, Rước khai xuân và Lễ hội truyền thống Kỷ niệm ngày hoá Đức thánh Linh Lang Đại Vương tại di tích Quốc gia đặc biệt đền Voi Phục; lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh Huyền thiên Hắc Đế tại Đền Núi Sưa; lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Huyền thiên Trấn Vũ tại di tích Quốc gia đặc biệt Đền Quán Thánh... góp phần lan tỏa giá trị tốt đẹp, tôn vinh các giá trị văn hóa của dân tộc.

Quận Ba Đình thực hiện Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội - ảnh 2
Các đơn vị trên địa bàn quận Ba Đình ký giao ước thi đua thực hiện bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống

Năm 2024, quận Ba Đình sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa giai đoạn 2021-2025; phấn đấu hoàn thành xếp hạng 2 di tích đình Thành Công và đình Tây Luông; Đề án bảo tồn phát huy giá trị 2 di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục, đền Quán Thánh; Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể, lễ hội truyền thống, tiêu biểu trên địa bàn quận giai đoạn 2023-2025. Thực hiện số hoá hồ sơ hiện vật, đồ thờ tự tại các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận. Duy trì có hiệu quả 54 lễ hội theo đúng nghi lễ truyền thống, đúng luật và các quy định, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Phạm Thị Diễm cho biết: Với sự yêu cầu, hướng dẫn của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Quận đã ban hành văn bản để thực hiện tốt công tác quản lý lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Đồng thời, đề nghị UBND các phường, MTTQ và các đoàn thể, đặc biệt là các tiểu ban quản lý di tích triển khai thực hiện đầy đủ những quy định theo Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống, đồng thời triển khai thực hiện nghiêm túc Bộ tiêu chí, đảm bảo lễ hội là nơi sinh hoạt cộng đồng, phát huy tốt giá trị các di tích. Các phường trên địa bàn quận Ba Đình cũng đã thực hiện ký giao ước thi đua thực hiện tốt Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống nhằm phát huy được những giá trị truyền thống của lễ hội. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Global Junior Fashion Week 2025 - Lan tỏa thông điệp về thời trang thân thiện với môi trường

Global Junior Fashion Week 2025 - Lan tỏa thông điệp về thời trang thân thiện với môi trường

(PNTĐ) - Global Junior Fashion Week 2025 - tuần lễ thời trang trẻ em với sự tham gia của các nhà thiết kế đến từ Hà Nội, lan tỏa thông điệp về thời trang bền vững, truyền cảm hứng về trách nhiệm xã hội đến thế hệ trẻ. Mỗi BST, mỗi tiết mục trình diễn là 1 nốt nhạc trong bản giao hưởng của thiên nhiên, mang theo thông điệp về sự sống và niềm hy vọng cho tương lai xanh, tạo nên 1 bản giao hưởng trọn vẹn.
Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

Profile “khủng” của nữ cán bộ ngành khoa học vừa đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025

(PNTĐ) -Tối 30/6, đêm Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025 đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Vượt qua 20 thí sinh đến từ nhiều tỉnh thành, Nguyễn Thị Thưa - cán bộ đang công tác tại Cục Thông tin, Thống kê (Bộ Khoa học và Công nghệ) - đã xuất sắc giành ngôi vị cao nhất: Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025. Câu nói ấn tượng của Nguyễn Thị Thưa trong phần ứng xử đã chiếm được cảm tình của nhiều người là: Nếu có cơ hội, tôi muốn lan tỏa thông điệp rằng: “Phụ nữ có thể làm được mọi thứ, nếu bạn tin rằng mình xứng đáng”.