Quận Bắc Từ Liêm đưa tiềm năng di sản thành tài sản phát triển du lịch

MC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tại hội thảo khoa học với chủ đề “Di sản văn hóa Bắc Từ Liêm, làng khoa bảng Đông Ngạc với kết nối chuỗi giá trị di sản văn hóa, du lịch trong phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thành phố sáng tạo”, do UBND quận Bắc Từ Liêm và Ban sưu tầm biên soạn Địa chí Bắc Từ Liêm tổ chức, các nhà khoa học, chuyên gia, lãnh đạo nhận định rằng để phát huy những tiềm năng vốn có, trong thời gian tới quận sẽ tích hợp giá trị lịch sử của sông Hồng, phát triển giá trị di sản văn hóa.

Hội thảo là dịp để các chuyên gia, đội ngũ nhân lực văn hóa trao đổi, học tập kinh nghiệm và tìm các giải pháp thực tiễn để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn. Theo Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Lê Thị Thu Hương, quận có 136 di tích, 35 di sản văn hóa phi vật thể, 26 di tích cách mạng kháng chiến. Trong đó, 63 di tích được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa gồm 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt đình Chèm, 48 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp thành phố.

Quận Bắc Từ Liêm đưa tiềm năng di sản thành tài sản phát triển du lịch - ảnh 1
Quang cảnh hội thảo

Trong đó, phường Đông Ngạc là địa danh tiêu biểu trong hệ thống di sản văn hóa tại quận Bắc Từ Liêm. Đình Đông Ngạc còn lưu giữ nhiều hiện vật quý, có giá trị như 1 tấm bia thủy tạ, 1 bia hậu thần, 1 bia Dương Hòa thứ nhất (1635), 1 quả chuông niên hiệu Minh Mệnh thứ 13 (1832), 45 đạo sắc phong.

“Thời kỳ phong kiến, Đông Ngạc là một làng nổi tiếng của Thăng Long với 22 người đỗ tiến sĩ qua các triều đại… Bên cạnh đó, Đông Ngạc còn lưu giữ những hương ước, quy ước của làng xã, gia phả, các dòng họ xưa để lại cho thế hệ sau bảo tồn và phát huy”, Chủ tịch UBND phường Đông Ngạc Nguyễn Văn Cường cho biết.        

Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững, xây dựng ngành công nghiệp văn hóa theo định hướng của Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô” là định hướng lớn của các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm.

Tuy nhiên, việc khai thác di sản văn hóa, phát triển kinh tế du lịch gắn với công nghiệp văn hóa, xây dựng thành phố sáng tạo trên địa bàn Quận còn gặp nhiều thách thức về cơ chế, nhận thức, cách thức tổ chức triển khai tại cơ sở…

Góp ý giải pháp để thúc đẩy du lịch văn hóa trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, TS Lê Thị Thu Hương - Trưởng khoa Văn hoá Du lịch, Trường Đại học Thủ đô đề nghị, cần xác định những giá trị cốt lõi để hình thành không gian lịch sử văn hóa của quận. Đồng thời khai thác tốt tuyến sông Hồng chảy qua địa phận của quận, kết nối với các địa phương bên cạnh để hình thành tour du lịch đường sông đặc sắc.

“Trong khu vực, quận Bắc Từ Liêm cần coi trọng không gian văn hóa của cư dân vùng ven sông Hồng, nơi có nhiều nền tảng giá trị cốt lõi từ thời kỳ văn minh Văn Lang - Âu Lạc, mang đặc trưng văn hóa của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, vùng dân cư ven kinh đô Thăng Long xưa. Vì vậy, nên chọn khu vực Đông Ngạc (làng khoa bảng của Thăng Long xưa) cùng với đình Chèm (di tích quốc gia đặc biệt) để xây dựng một không gian văn hóa lịch sử mang tính biểu tượng về văn hóa của Bắc Từ Liêm”. Đây thực sự là không gian tốt để thực hiện các lĩnh vực công nghiệp văn hóa”, TS Lê Thị Thu Hương chia sẻ.

Tại hội thảo, các nhà khoa học góp ý, quận Bắc Từ Liêm cần tiếp tục coi trọng nguồn lực văn hóa bắt đầu từ cộng đồng dân cư trên vùng đất có di sản văn hóa. Đồng thời xây dựng các chương trình du lịch trải nghiệm phù hợp với các đối tượng, trong đó chú ý đến đối tượng trẻ bằng việc khai thác vùng ven sông và mặt nước sông Hồng trở thành không gian sáng tạo.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “Ký ức và niềm tin” lan tỏa những ký ức, kỷ niệm của các cựu chiến binh Việt Nam

Triển lãm “Ký ức và niềm tin” lan tỏa những ký ức, kỷ niệm của các cựu chiến binh Việt Nam

(PNTĐ) - Sáng 19/12/2024,  Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức chương trình “Ký ức và Niềm tin”. Chương trình hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024)
Khai vấn trong từng hơi thở”: Cẩm nang cho những nhà khai vấn tỉnh thức, “dưỡng mình để giúp đời”

Khai vấn trong từng hơi thở”: Cẩm nang cho những nhà khai vấn tỉnh thức, “dưỡng mình để giúp đời”

(PNTĐ) - Cuốn sách “Khai vấn trong từng hơi thở” của chuyên gia khai vấn Ruby Nguyen vừa chính thức ra mắt giữa tháng 12 trong không gian yên bình bên hồ và rừng thông xanh mát của Đà Lạt. Cuốn sách là hành trình kỳ thú vào thế giới nội tâm mỗi người, dành cho những ai đang kiếm tìm sự bình yên, muốn tự khai vấn, muốn có được sự tự tin từ sâu thẳm bên trong.
Giá trị đặc biệt từ Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”

Giá trị đặc biệt từ Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”

(PNTĐ) - Chiều 18/12, Báo Nhân Dân đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”. Triển lãm ngợi ca những chiến công hiển hách của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng và tôn vinh những vị tướng tài danh của đội quân “bách chiến bách thắng” nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024).
Trưng bày chuyên đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm tự hào truyền thống anh hùng”

Trưng bày chuyên đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm tự hào truyền thống anh hùng”

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Thư viện Hà Nội tổ chức trưng bày sách, báo với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm tự hào truyền thống anh hùng”.