Sân khấu Hà Nội mùa Vu Lan

Chia sẻ

PNTĐ-Năm nay, bất ngờ là sân khấu Hà Nội không yên ắng trong tháng 7, nhưng các đêm nhạc đều hướng đến sự sâu lắng đón mùa Vu lan…

 
Thông thường, cứ đến tháng 7 Âm lịch, dường như mọi hoạt động văn hóa nghệ thuật đều có phần chùng xuống, một phần là bởi quan niệm về tháng “cô hồn”, một phần là bởi mỗi người dân còn bận bịu hướng đến lễ Vu Lan báo hiếu đang trở thành ngày lễ đền ơn đáp nghĩa nổi bật của người Việt. Năm nay, bất ngờ là sân khấu Hà Nội không yên ắng trong tháng 7, nhưng các đêm nhạc đều hướng đến sự sâu lắng đón mùa Vu lan…
 
Một Hà Nội sâu lắng trong âm nhạc Nguyễn Cường
 
74 tuổi, lần đầu tiên mới thực hiện liveshow của riêng mình tại Nhà hát lớn vào cuối tuần này (ngày 13/8), nhạc sĩ Nguyễn Cường cười sảng khoái: “Tôi đâu có già, tôi nào có tuổi”.
 
Sân khấu Hà Nội mùa Vu Lan - ảnh 1
Nhạc sĩ Nguyễn Cường tuổi 74
 
Nhiều người băn khoăn, tại sao đến giờ này Nguyễn Cường mới làm liveshow lần đầu tiên, ông lý giải một cách rất… hồn nhiên rằng, là người sáng tác như ông, bài hát khi được sáng tác ra, thành hình và hoàn chỉnh ở phòng thu, ông coi như đã xong nhiệm vụ và để cho bài hát của mình tự tìm lấy đời sống riêng. Chính vì quan điểm đó, nên Nguyễn Cường hầu như không tự tìm cách “truyền thông” cho ca khúc của mình, không vẽ vời làm đêm nhạc này đêm nhạc kia để quảng bá hình ảnh.
 
Người yêu âm nhạc Nguyễn Cường khá đa dạng, có những người nghĩ rằng với cái mũ cao bồi quen thuộc, các sáng tác của ông về Tây Nguyên là chủ yếu với “Em muốn sống bên anh trọn đời”, “Ly café Ban Mê….”…., khiến nhiều người nghĩ ông là người con sinh ra từ núi rừng Tây Nguyên. Nhưng, Nguyễn Cường lại là Hà Nội 100%, đầy lãng mạn và mơ mộng. Cũng vì vậy, liveshow đầu tiên này, Nguyễn Cường đặt tên là “Tuổi thơ tôi Hà Nội”, như một lời khẳng định về dấu ấn âm nhạc của ông gắn bó với Hà Nội như thế nào.
 
Liveshow của Nguyễn Cường cũng gắn với hình ảnh hai nghệ sĩ Hà Nội là Thanh Lam và Tùng Dương, mà theo sự sắp đặt của ông, giọng hát nồng nàn của Thanh Lam sẽ chuyên chở những ca khúc mà chỉ ngân lên dạo đầu đã thấy cả Hà Nội ở đó như: “Mãi mãi tuổi thơ tôi Hà Nội”, “Mưa chiều cuối đông”, “Hoa loa kèn đã nở rồi”…, còn Tùng Dương sẽ hát những ca khúc về biển, về cuộc sống ở Đồng Bằng Bắc Bộ như “Mái đình làng biển”, “Hò biển”… Tất nhiên, Siu Black sẽ hát các ca khúc về Tây Nguyên của ông.
 
Từ Hà Nội, Nguyễn Cường đưa âm nhạc của mình đi dọc sông Hồng đầy phù sa, êm đềm đi qua những cuộc sống của con người Đồng Bằng Bắc Bộ, ra tới biển rồi lên đến với đại ngàn cao nguyên, sau đó lại chảy trôi về với Hà Nội.

Lắng đọng những khúc ca nặng ân tình mùa Vu lan
 
Với văn hoá người Việt, cứ đến tháng 7 là mỗi người đều dành tâm tư của mình để chuẩn bị cho mùa Vu Lan báo hiếu. Và, cũng nhân mùa này, những đêm nghệ thuật mừng lễ Vu Lan cũng được tổ chức ở khắp nơi nhằm nêu cao truyền thống báo hiếu cao đẹp.
 
Suốt thời gian vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Thông tin Truyền thông Trung Ương đã tổ chức cuộc thi sáng tác các tác phẩm về đạo hiếu nhằm tôn vinh chữ hiếu. Theo kế hoạch, các tác phẩm này sẽ được ra mắt trong chương trình Lễ Vu Lan “Đạo Hiếu và Dân tộc” diễn ra tại Nhà hát lớn vào giữa tháng 8 tới đây. Có thể nói, đây là hành động thiết thực ở lĩnh vực văn hoá nghệ thuật để lễ Vu Lan trở thành ngày lễ hội truyền thống của dân tộc. Được biết, đêm nghệ thuật giao lưu về đạo hiếu này sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình.
 
Cũng với tâm lý tôn vinh đạo Hiếu, vinh danh ơn nghĩa sinh thành, chuỗi chương trình “Tinh hoa nhạc Việt” cũng đang tất bật tổ chức đêm nghệ thuật nhạc truyền thống có tên “Ngãi mẹ sinh thành” vào tối 12/8 tại Lý Quốc Sư, Hà Nội. Với tâm lý hiểu rằng, nghệ thuật truyền thống vẫn còn kén khách, cho nên chương trình chọn tổ chức tại phòng trà nhỏ với sức chứa khoảng 200 khách, dành cho những người thực sự yêu nghệ thuật truyền thống.
 
“Ngãi mẹ sinh thành” tập trung vinh danh người mẹ, vinh danh công lao sinh thành của cha mẹ qua các tác phẩm ở nhiều thể loại nghệ thuật truyền thống như: xẩm, hát văn, chèo, cải lương, và một số tác phẩm đương đại. Kết cấu chương trình giúp người xem có thể nhìn thấy chiều dài lịch sử của những tác phẩm nghệ thuật về mẹ đã có mặt trong đời sống văn hoá nghệ thuật của người Việt bao lâu nay. “Ngãi mẹ sinh thành” được xem như bài ca lắng đọng, sâu sắc bày tỏ lòng biết ơn công sinh thành và khích lệ đạo hiếu của người Việt, với sự tham gia của các nghệ sĩ tên tuổi trong các bộ môn nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là những tài năng nghệ thuật nhí.

Nam Phong

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.