Sẵn sàng cho đại tiệc Điện ảnh- Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

MẠC VY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội (LHP) lần thứ 7 (HANIFF VII) sẽ diễn ra. Tại cuộc họp về tiến độ triển khai công tác tổ chức LHP của Bộ VHTTDL, ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết, HANIFF VII đã kêu gọi được hơn 500 tác phẩm từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Con số này báo hiệu một mùa Liên hoan vô cùng sôi động.

Với khẩu hiệu "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", HANIFF VII sẽ diễn ra từ ngày 7 - 11/11/2024, với chuỗi hoạt động phong phú nhằm giới thiệu và tôn vinh những tác phẩm xuất sắc của nhiều quốc gia trên thế giới. Xác định chất lượng phim tham dự là yếu tố quyết định thành công và thương hiệu của 1 Liên hoan phim nên BTC đã lập Hội đồng sơ tuyển phim tham dự HANIFF VII từ rất sớm (tháng 3/2024). Đến ngày 30/9, Ban tổ chức đã chọn: 11 phim tham gia Chương trình Phim dài dự thi (trong đó có 1 phim Việt Nam là phim “Ngày xưa có 1 chuyện tình” của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh).

Sẵn sàng cho đại tiệc Điện ảnh- Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII - ảnh 1
Biểu tượng của HANIFF

Chương trình phim ngắn dự thi (phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình có độ dài dưới 60 phút) có 10 phim của các nước và 10 phim Việt Nam. Chương trình toàn cảnh điện ảnh thế giới (Panorama) có 31 phim tham gia trong đó có 20 phim dài và 11 phim ngắn. 

 Chương trình Phim Việt Nam đương đại có 38 phim tham gia trong đó có 20 phim hoạt hình và phim tài liệu, 18 phim truyện. Chương trình phim tiêu điểm điện ảnh Đức có 7 phim tham dự.

Sẵn sàng cho đại tiệc Điện ảnh- Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII - ảnh 2
Những mùa HANIFF thành công đã tạo ấn tượng sâu sắc về Hà Nội trong lòng bạn bè quốc tế.

Theo ông Vi Kiến Thành, LHP quốc tế Hà Nội năm nay chọn tiêu điểm Điện ảnh Đức nhằm hướng đến kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đức vào năm 2025…

Trong khuôn khổ HANIFF VII sẽ diễn ra hai hội thảo gồm hội thảo trong đó có chủ đề "Tiêu điểm điện ảnh Đức" nhằm chia sẻ những góc nhìn, chia sẻ về bài học kinh nghiệm sản xuất phim của điện ảnh Đức; cách khai thác đề tài mang tính con người, xã hội và nhân văn; phân tích cách kể chuyện đa chiều sáng tạo, xu hướng làm phim...Hội thảo thứ hai với chủ đề "Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học" sẽ đề cập những vấn đề khi chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh; đổi mới tư duy của các nhà làm phim khi khai thác đề tài lịch sử; giải pháp nâng tầm và phát triển các dòng phim, kinh nghiệm quốc tế…

"Năm nay, ngoài Trung tâm Chiếu phim quốc gia, phim tham dự sẽ được chiếu tại một số rạp của CGV, BHD Phạm Ngọc Thạch… BTC sẽ tăng cường các sự kiện tương tác với công chúng thông qua hai đêm cineshow dự kiến sẽ tổ chức tại khu phố đi bộ. Đây sẽ là không gian mở, thu hút khán giả yêu điện ảnh cùng xem phim và giao lưu, gặp gỡ các đoàn phim, các gương mặt nghệ sĩ, tạo thêm sự lan tỏa cho LHP"- ông Vi Kiến Thành cho biết.

Trong khuôn khổ LHP, Triển lãm "Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh" hứa hẹn mang tới những trải nghiệm thú vị, đặc biệt là với du khách, nghệ sĩ và nhà làm phim quốc tế khi được tiếp cận, chiêm ngưỡng các di sản độc đáo của Việt Nam đã được UNESCO công nhận. Đây là sự kiện ý nghĩa, tiếp nối chuỗi hoạt động gắn kết, thúc đẩy du lịch - điện ảnh do Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch (VHTTDL) tổ chức trong thời gian qua.

Sẵn sàng cho đại tiệc Điện ảnh- Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII - ảnh 3
Bộ phim "Ngày xưa có một chuyện tình" tham dự HANIFF VII.

Bên cạnh đó, Chợ Dự án phim cũng là một hoạt động mang nhiều dấu ấn tại các kỳ HANIFF. Chợ Dự án ngày càng có sức thu hút đối với giới làm phim trẻ, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư tham gia nhằm xây dựng, triển khai các dự án chất lượng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của điện ảnh Việt Nam vươn tầm thế giới.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông khẳng định, HANIFF VII nhằm phát hiện ra những tài năng mới của điện ảnh quốc tế và Việt Nam; kết nối, giao lưu hợp tác để cùng phát triển, hợp tác giữa các nhà làm phim, nhà phát hành phim, nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế. Sẽ có khoảng 300 đại biểu quốc tế là các nghệ sĩ, đạo diễn, khách mời, các nhà làm phim quốc tế tham dự sự kiện.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Những thách thức phát triển nguồn lực văn hóa trong xây dựng và phát triển Thủ đô

Bài 2: Những thách thức phát triển nguồn lực văn hóa trong xây dựng và phát triển Thủ đô

(PNTĐ) - Nguồn lực văn hóa là sức mạnh vừa hữu hình, vừa vô hình, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, của đất nước bền vững theo hướng nhân văn, nhân bản. Dưới góc độ phát huy nguồn lực văn hóa, chúng ta có thể thấy chính quyền và nhân dân Hà Nội đã có một quá trình phấn đấu lâu dài về mục tiêu phát triển văn hóa Thủ đô. Tuy nhiên sự nghiệp này vẫn còn rất nhiều thách thức.
Đêm nhạc “Góp nắng yêu thương” vì học sinh bị ảnh hưởng bão lũ

Đêm nhạc “Góp nắng yêu thương” vì học sinh bị ảnh hưởng bão lũ

(PNTĐ) - Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra đêm nhạc “Góp nắng yêu thương” nhằm góp tiền ủng hộ học sinh vùng bị ảnh hưởng bão lũ với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như Siu Black, ca sĩ Hồ Quang Tám, nhạc sĩ - ca sĩ Dương Trường Giang, nhà báo Ngô Bá Lục... Đêm nhạc đã diễn ra thành công với 266 triệu đồng được đóng góp cho quỹ “Ánh đèn sau lũ”.
“Ngại mặc áo dài là bởi chưa tìm thấy vẻ đẹp đích thực của áo dài”

“Ngại mặc áo dài là bởi chưa tìm thấy vẻ đẹp đích thực của áo dài”

(PNTĐ) - Sáng 1/10, trong khuôn khổ chương trình Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 (từ ngày 01/10 đến hết 20/10/2024) tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội phối hợp với CLB Đình Làng Việt và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm “Áo dài truyền thống - Giá trị văn hóa, bảo tồn và phát triển trong bối cảnh đương đại” với sự tham gia của nhiều chuyên gia, NTK, đặc biệt là các bạn trẻ yêu và muốn tìm hiểu về áo dài truyền thống.