Sẵn sàng khai hội chùa Hương

M.NGỌC
Chia sẻ

(PNTĐ) - Lễ hội Chùa Hương năm nay tổ chức gắn với chủ đề "An toàn - Văn minh - Thân thiện". Thời gian diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 11/02/2024 đến hết ngày 11/5/2024 (tức từ ngày mùng 02 tháng Giêng đến hết ngày 04/4 năm Giáp Thìn). Đến nay, công tác chuẩn bị đã sẵn sàng cho ngày khai hội chính thức diễn ra ngày 15/02/2024, tức ngày mùng 6 tháng Giêng tại Sân chùa Thiên Trù - Chùa Hương.

Để chuẩn bị tốt công tác tổ chức Lễ hội chùa Hương năm 2024, phát huy giá trị khu di tích quốc gia đặc biệt, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và nhân dân về tham quan lễ phật, huyện Mỹ Đức đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác xây dựng đề án “Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn (chùa Hương), huyện Mỹ Đức”.

Sẵn sàng khai hội chùa Hương - ảnh 1
Khai hội chính thức diễn ra ngày 15/2/2024, tức ngày mùng 6 tháng Giêng tại Sân chùa Thiên Trù - Chùa Hương

Ban Tổ chức thành lập 5 tiểu ban phục vụ lễ hội gồm tiểu ban Hành chính - Tài vụ; tiểu ban Văn hóa - xã hội; tiểu ban An ninh - Trật tự; tiểu ban Quản lý di tích - thắng cảnh, vệ sinh môi trường; tiểu ban Điều hành phương tiện giao thông và vận chuyển khách; trạm kiểm soát vé thắng cảnh bến Thiên Trù; tổ kiểm tra liên ngành y tế - mặt bằng dịch vụ - an toàn thực phẩm. 

Sẵn sàng khai hội chùa Hương - ảnh 2
Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại khu vực chùa Hương

Đến thời điểm hiện tại, UBND huyện Mỹ Đức đang làm tốt công tác quản lý và tổ chức điều hành Lễ hội đảm bảo an ninh trật tự - an toàn xã hội, giao thông đi lại thuận tiện, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác vệ sinh môi trường... Tạo điều kiện tốt nhất để du khách về tham quan lễ phật, duy trì, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân.

Sẵn sàng khai hội chùa Hương - ảnh 3
Ban Tổ chức tạo điều kiện tốt nhất để du khách về tham quan lễ phật

Theo ông Nguyễn Văn Thủy, Phó ban Quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn: Điểm mới của công tác tổ chức lễ hội năm nay là việc giao điều hành vận chuyển thuyền đò phục vụ du khách về tham quan lễ phật cho hợp tác xã du lịch chùa Hương tổ chức để nhằm bảo đảm an toàn, văn minh cho mùa lễ hội. Việc này cũng để tránh tình trạng cò mồi, chèo kéo, dẫn khách từ xa. Cùng với đó, Hợp tác xã dịch vụ du lịch chùa Hương đã tổ chức hội nghị tập huấn về luật giao thông đường thủy nội địa, quy tắc ứng xử văn minh du lịch cho cán bộ và Nhân dân tham gia phục vụ vận chuyển khách Lễ hội. Đến thời điểm hiện tại có khoảng 4000 xuồng đò làm nhiệm vụ vận chuyển khách. Đò chở khách được trang bị đầy đủ các dụng cụ phương tiện vận chuyển khách như: áo phao, lắp ghế, giỏ đựng rác... Bên cạnh đó, năm nay, Ban Tổ chức vận hành thử nghiệm đưa xe điện vào phục vụ du khách với giá niêm yết công khai.  

Sẵn sàng khai hội chùa Hương - ảnh 4
Các khu vực được nhân viên vệ sinh thu dọn sạch sẽ

Những ngày trước và trong Tết Giáp Thìn, Ban Tổ chức cũng như các đơn vị vẫn đang gấp rút chuẩn bị công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan, bảo đảm an toàn, văn minh cho mùa lễ hội. Chị  Bùi Thị Ly, nhân viên công ty môi trường chùa Hương cho biết, lượng người dến với Lễ hội đông nên chúng tôi luôn ý thức trách nhiệm của mình là phải làm sao bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, góp phần tạo ấn tượng tốt với du khách và thu hút du khách đến với Lễ hội ngày càng đông hơn.

Sẵn sàng khai hội chùa Hương - ảnh 5
Phòng Văn hóa Thông tin huyện Mỹ Đức nhắc nhở người dân bán hàng đúng vị trí đã quy định

Cùng với đó, lực lượng chức năng cũng được phân công trực bảo đảm an ninh trật tự, điều tiết giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu du xuân đầu năm của nhân dân. Việc bố trí khu lưu trú, các hàng quán bán hàng ăn phải bảo đảm an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm được thường xuyên nhắc nhở. 

Sẵn sàng khai hội chùa Hương - ảnh 6
Không gian sạch đẹp trước ngày khai Hội

Qua ghi nhận của phóng viên, không gian cảnh quan từ khu vực suối Yến đến các khu vực hành lễ đã được trang hoàng sạch, đẹp, văn minh. Công tác lắp dựng, chỉnh trang, vệ sinh hàng quán theo đúng quy định của Ban Tổ chức đã cơ bản hoàn thành; các sản phẩm, hàng hóa cũng đã được vận chuyển vào khu vực lễ hội để phục vụ nhân dân và du khách.

Sẵn sàng khai hội chùa Hương - ảnh 7
Du khách qua cửa bằng vé điện tử

Để tránh tình trạng ách tắc, quá tải trong những ngày diễn ra Lễ hội, Ban Quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn thay vé giấy bằng vé điện tử, nâng cao chất lượng quản lý xuồng đò, sắp xếp hàng quán, phân luồng giao thông.

Sẵn sàng khai hội chùa Hương - ảnh 8
Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội kiểm tra công tác tổ chức Lễ hội chùa Hương

Đánh giá về công tác chuẩn bị, tổ chức Lễ hội chùa Hương, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, công tác chuẩn bị cho ngày khai mạc Lễ hội đã sẵn sàng, đảm bảo đúng quy định. Đây là một Lễ hội trọng điểm, thu hút đông người, do đó Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị Ban Tổ chức Lễ hội chùa Hương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, dự báo tình hình và sẵn sàng các phương án xử lý khi lượng người dự hội đông, bảo đảm lễ hội diễn ra an toàn, văn minh.

Sẵn sàng khai hội chùa Hương - ảnh 9
Du khách về Lễ hội chùa Hương

Thông qua các hoạt động, Lễ hội góp phần tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ ý thức trách nhiệm trong việc tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hoá gắn với phát triển kinh tế - xã hội; quảng bá khẳng định giá trị văn hoá Lễ hội Chùa Hương và giá trị quần thể khu Di tích Quốc gia đặc biệt gắn với tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của huyện. Đồng thời, thực hiện nghiêm Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29.8.2018 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội quy định về quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện theo đúng quy định của pháp luật.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

Thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025

(PNTĐ) - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc triển khai Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước ngành Văn hóa và Thể thao năm 2025.
Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

Nghệ sĩ Xẩm Mai Tuyết Hoa: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn tâm huyết gìn giữ nghệ thuật truyền thống”

(PNTĐ) - Nghệ sĩ xẩm Mai Tuyết Hoa kể, chị đã có 2 dịp được gặp gỡ trực tiếp cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai lần gặp đều để lại nhiều ấn tượng trong chị về một lãnh đạo đứng đầu đất nước phong thái toát lên vẻ thanh lịch và sang trọng nhưng rất giản dị, gần gũi, thân tình…
Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

Bài cuối: Đảng bộ, chính quyền, nhân dân chung sức phát triển, bảo tồn nghề truyền thống

(PNTĐ) - Dù không phải nghệ nhân, cũng không trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề truyền thống, nhưng mỗi cán bộ thuộc Đảng ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn quận Tây Hồ luôn đồng tâm, đồng sức, đồng lòng với nhân dân; đau đáu đi tìm giải pháp và cách thức làm sao để nghề truyền thống vừa được bảo tồn, lại phát huy được tối đa tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên, lịch sử đã ban tặng.
Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

Bài 2: Thế hệ trẻ chung tay lan tỏa giá trị làng nghề

(PNTĐ) - Không chỉ có nghề ướp trà sen truyền thống nức tiếng gần xa, theo Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng, quận Tây Hồ hiện có 5 làng nghề truyền thống. Trong đó làng nghề trồng Đào Nhật Tân, Xôi Phú Thượng, Quất cảnh Tứ Liên đã được UBND Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống vào các năm 2015, 2017, 2019. Sản phẩm “Trà Sen Quảng An” được công nhận là “Tinh hoa chè Việt”. Tự hào hơn, đầu năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.