Sự yên tĩnh rực rỡ và Nỗi buồn bã dịu dàng

ĐOÀN CÔNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng nay, qua 16 Ngô Quyền xem tranh chị Vân. Nhiều người biết chị là nhà thơ có bài thơ do nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc, tên bài thơ là Yên tĩnh, tên bài hát là "Đâu phải bởi mùa thu". Dăm năm nay, chị vẽ tranh và lần này đã là triển lãm thứ 5 của chị.

Bức Nỗi buồn màu rất trầm, loé lên vài vệt hồi quang rực rỡ, được treo ở vị trí đầu tiên, dễ thấy nhất. Chị có một loạt tranh vẽ giấc mơ, chỉ xoay quanh lam chàm tím với các sắc độ.
 
Những giấc mơ rất nhất quán về màu sắc và hình ảnh, rất có thể là tàng thức của một nỗi buồn bã dịu dàng như trong câu thơ của chị:

“Có tuổi thơ em buồn bã dịu dàng”

Sự yên tĩnh rực rỡ và Nỗi buồn bã dịu dàng - ảnh 1
Cũng vậy là bức chân dung tự hoạ, cũng tiếp tục nhất quán trong màu sắc lam chàm tím của cái vùng riêng tư của chị.
Sự yên tĩnh rực rỡ và Nỗi buồn bã dịu dàng - ảnh 2
Cho nên, khi đọc mấy dòng tự bạch treo ở triển lãm, rằng: “Giờ đây, vẽ, là một cuộc thám hiểm chính mình, là sự phát hiện những tầng, những vỉa sống mà mình chưa từng bộc lộ. Cảm quan về màu sắc, về thẩm mĩ, về bố cục…, tôi hiểu nó phải được thể hiện bằng ngôn ngữ tạo hình chứ không phải sự mô phỏng các ý tưởng mà người làm văn chương hay mắc phải khi chuyển sang hội hoạ”, thì tôi nghĩ, đó cũng chỉ là ý thức của chị, còn tàng thức của chị thì chắc gì đã nghe lời chị?
Sự yên tĩnh rực rỡ và Nỗi buồn bã dịu dàng - ảnh 3
Ngay cả bức tranh chân dung Người đàn bà áo đỏ cũng không thể giấu được một vệt màu “sóng cuộn lên nỗi khát khao vô bờ” của người phụ nữ đã sang thu nhưng nỗi lòng chưa yên tĩnh.

Hay như bức Rừng thu 1, đang thu mà lá rụng tơi bời chỉ còn lại những vạt dĩ vãng. Đang thu mà như cuối đông, lũ cây như kiệt cùng ở giữa không gian và thời gian. Thì, không thể nén xuống trường liên tưởng:

“Xin đừng trách em nhiều
Cũng xin đừng day dứt
Cây lá có rơi nhiều xin đừng hỏi mùa thu”
Sự yên tĩnh rực rỡ và Nỗi buồn bã dịu dàng - ảnh 4
Rừng thu không yên tĩnh, hay có thể nói là một sự yên tĩnh rực rỡ với những màu loé sáng cơ hồ như màu phản quang. (Rừng thu 2).
 
Từ ngày chơi với hội hoạ, chị Vân tươi tắn, khoẻ khoắn và giàu sinh lực như cô gái 20. Chị như một đứa bé vừa thoát khỏi lớp học và ùa ra với sân chơi đặc biệt mà chị bắt được.
 
Chân thành, trung thực, ngây thơ và hồn nhiên vày vò với đám màu và sắc. Ở chỗ này, xem loạt tranh chân dung của chị vẽ, chị nghịch, thấy rất thú, cứ tự nhiên mà toát thành tranh.
 
Chị vẽ con gái, chị vẽ các hoạ sĩ tiền bối, đồng nghiệp. Tôi tin ai cũng mong có một bức “truyền thần” kiểu như này để biết mình ra sao giữa tự nhiên.
 
Người ta nói tác phẩm không phải là tác giả. Nhưng mà, khi chị vẽ cái bên trong của tâm hồn và suy tư của chị thì làm sao mà tách tác phẩm khỏi con người cho được? Vả chăng, xem nhà thơ vẽ cũng thú lắm chứ sao! Sau này tính sau, ngày chị rụng bông hoa gạo văn chương, đứt đuôi con nòng nọc thơ ca, tính sau.
 
Sự yên tĩnh rực rỡ và Nỗi buồn bã dịu dàng - ảnh 5
Có người thích bức Những ô cửa im lặng. Chỉ có một bức, đơn độc thế thôi. Như là một mố cầu để nay mai bắc sang một bến bờ của phong cách trữ tình thế sự mà hôm nay chỉ manh nha chăng?
 
Nhưng mà nói về cái triển vọng thì còn nhiều lắm ở chị, nói sao hết được. Cuối cùng, còn một điều không dám nói ra, bởi vì có lần nói ra đã bị ăn mắng té tát, rằng, chị cứ vẽ cái bên trong đi, đừng vẽ… phong cảnh. Nhưng, biết đâu phong cảnh cũng là một tiềm năng “nói sao hết được” ở chị thì sao?
 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Quận Tây Hồ triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025: Bước đột phá trong chuyển đổi số thư viện

Quận Tây Hồ triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025: Bước đột phá trong chuyển đổi số thư viện

(PNTĐ) - Ngày 22/1, tại trụ sở UBND quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao quận đã tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025. Sự kiện không chỉ mang lại không gian văn hóa độc đáo, mà còn mở ra một kỷ nguyên mới cho văn hóa đọc với những tiện ích vượt trội từ chuyển đổi số; đồng thời khẳng định nỗ lực và sự đổi mới không ngừng trong ứng dụng công nghệ của quận Tây Hồ.
Anh Thơ và Lê Anh Dũng hát “Biển trời quê hương” của Ngọc Lê Ninh chào Xuân Ất Tỵ

Anh Thơ và Lê Anh Dũng hát “Biển trời quê hương” của Ngọc Lê Ninh chào Xuân Ất Tỵ

(PNTĐ) - Ít ai biết, ca khúc “Biển trời quê hương” là sáng tác đã được Tiến sỹ, thi sỹ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh ấp ủ đã 30 năm, kể từ khi anh vừa bước chân vào trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội. Đây là ca khúc Ngọc Lê Ninh  viết tặng quê hương Thanh Hóa của mình, và mời hai nghệ sĩ xứ Thanh là Anh Thơ và Lê Anh Dũng thể hiện. Họ đã đồng điệu và hòa điệu để có một nhạc phẩm đầy xúc cảm, tha thiết tình yêu quê nhà trước thềm xuân Ất Tỵ.
“Nét Việt Nam” - Hành trình Gen Z gìn giữ và lan tỏa văn hóa dân tộc

“Nét Việt Nam” - Hành trình Gen Z gìn giữ và lan tỏa văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 22/1, dự án “Nét Việt Nam - Hành trình Gen Z về làng” của CTCP Bumblebee Agency chính thức ra mắt, đánh dấu một bước đi quan trọng trong nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Với cách tiếp cận sáng tạo từ thế hệ trẻ, dự án không chỉ tái hiện di sản mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tạo cầu nối giữa truyền thống và hiện đại.
Chùm 3 ca khúc đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước trong kỷ nguyên mới

Chùm 3 ca khúc đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung vừa chính thức phát hành chùm 3 ca khúc mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, gồm: “Đất nước yêu người”, “Xin rạng ngời” và “Đất nước vươn mình”. Các tác phẩm được 2 giọng ca hàng đầu của dòng nhạc thính phòng Việt Nam là NSND Quốc Hưng và NSƯT Đăng Dương trình bày.